Kim Thần Thất Sát được mô tả trong các sách cổ gồm có hai thuyết. Thuyết thứ nhất lấy bảy vị sao trong Nhị Thập Bát Tú là Giác, Cang, Khuê, Lâu, Ngưu, Quỷ, Tinh gọi là Kim Thần Thất Sát.
Trong bảy vị sao trên có Cang Kim Long, Ngưu Kim Ngưu, Lâu Kim Cẩu, Quỷ Kim Dương đều thuộc hành Kim.
Còn hai sao là Giác Mộc Giao và Khuê Mộc Lang đều thuộc hành Mộc. Sao Tinh Nhật Mã thuộc Thái Dương.
Theo thuyết này, ta nhận thấy trong bảy ngôi sao đó, Bốn sao thuộc hành Kim, Hai sao thuộc hành Mộc. Và có hai cát tinh là Giác và Lâu, còn lại năm sao kia là hung. Riêng sao Giác chỉ xấu về việc sửa chữa mồ mả, còn về cưới gả và tu tạo nhà cửa thì lại rất tốt. Vậy tại sao người xưa lại xếp năm sao hành Kim và hai sao hành Mộc là Kim Thần Thất Sát? Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Còn việc gặp sao tốt thì dùng, sao xấu thì tránh là điều đương nhiên, dù nó không phải là Kim Thần Thất Sát cũng không dám dùng.
Thuyết thứ hai cũng được lưu lại trong sách cổ là Hứa Chân Quân Ngọc Hạp và Gia Dụng Tuyển Trạch Bí Thư. Có ghi rõ như sau:
Năm Giáp - Kỷ. Tại Ngọ, Mùi
Năm Ất - Canh. Tại Thìn, Tị
Năm Bính - Tân. Tại Tý, Sửu, Dần, Mão
Đinh - Nhâm. Tại Tuất, Hợi
Năm Mậu - Quý. Tại Thân, Dậu
Đây là hai thuyết được nêu trong các thư tịch cổ, trong đó thuyết thứ nhất vẫn chưa tìm được lý do tại sao lại sắp xếp như vậy, còn thuyết thứ hai thì nêu thiếu nội dung của Kim Thần.
"Thiên Hồng Phạm" có nói rằng: "Kim Thần là tinh của Thái Bạch, thần của bạch thú, chủ chiến tranh, loạn ly, chết chóc, nước khô hạn và ôn dịch. Chỗ đất nó quản kị tu bổ thành trì, xây cung thất, dựng lầu gác, mở rộng khu vườn cây cảnh, khởi công, cất nóc, xuất quân chinh phạt, di chuyển, cưới gả, đi xa nhậm chức. Nếu phạm can thần phải đặc biệt kị chỗ đó."
Vậy tại sao lại nói Kim Thần? Kim Thần là Canh, Tân và ngũ hành nạp âm thuộc Kim vậy. Nguyên lý tính toán lấy Thiên Can của năm, dùng Ngũ Hổ Độn tính đến Canh, Tân và ngũ hành nạp âm là Kim thì chỗ đó là Kim Thần.
Ví dụ như năm Giáp và kỷ thì khởi là Bính Dần, thuận hành đến Canh Ngọ và Tân Mùi. Vậy Ngọ và Mùi là Kim Thần của Giáp và Kỷ. Tiếp tục tính đến Nhâm Thân và Quý Dậu, nạp âm ngũ hành của Nhâm Thân và Quý Dậu là Kiếm Phong Kim. Vậy Thân và Dậu cũng là Kim Thần của Giáp và Kỷ.
Lại ví dụ như năm Ất và Canh. Dùng Ngũ Hổ Độn khởi Mậu Dần, đến Canh Thìn và Tân Tị, vậy Thìn và Tị là Kim Thần của Ất và Canh, đồng thời Canh Thìn và Tân Tị có ngũ hành nạp âm là Bạch Lạp Kim nên tính hết vòng độn cũng không tìm thêm được ngũ hành nạp âm thuộc Kim nữa. Vì vậy Ất và Canh chỉ có Thìn và Tị là Kim Thần.
Ngoài ra phỏng theo thế.
Theo "Tuyển Trạch Tông Kinh", lấy Ngũ Hổ Độn được phương Canh - Tân là Thiên Kim Thần, tuần nạp âm thuộc Kim là Địa Kim Thần. Lấy Thiên Kim Thần làm trọng, phải đặc biệt kị chỗ đó. Lại nói Thiên Kim Thần còn có một tên nữa là Du Thiên Ám Diệu, phạm phải sẽ bị tai nạn về mắt, rất chuẩn xác.
Như vậy, Căn cứ vào khởi lệ của Kim Thần ta có thể thấy rằng:
Năm Giáp - Kỷ thì Ngọ Mùi là Thiên Kim Thần, Thân Dậu là Địa Kim Thần.
Năm Ất - Canh thì Thìn tị là Thiên Kim Thần (Cũng là Địa Kim Thần)
Năm Bính - Tân thì Dần mão Tý Sửu là Thiên Kim Thần, Ngọ Mùi là Địa Kim Thần
Năm Đinh - Nhâm thì Tuất Hợi là Thiên Kim Thần, Dần Mão là Địa Kim Thần
Năm Mậu - Quý thì Thân Dậu là Thiên Kim Thần, Tý Sửu là Địa Kim Thần.
Đây chính là nội dung đầy đủ và chính xác nhất về lý thuyết Kim Thần Thất Sát, làm căn cứ để học giả tính toán cát hung khi chọn phương hướng và ngày giờ khởi sự.
Trong bảy vị sao trên có Cang Kim Long, Ngưu Kim Ngưu, Lâu Kim Cẩu, Quỷ Kim Dương đều thuộc hành Kim.
Còn hai sao là Giác Mộc Giao và Khuê Mộc Lang đều thuộc hành Mộc. Sao Tinh Nhật Mã thuộc Thái Dương.
Theo thuyết này, ta nhận thấy trong bảy ngôi sao đó, Bốn sao thuộc hành Kim, Hai sao thuộc hành Mộc. Và có hai cát tinh là Giác và Lâu, còn lại năm sao kia là hung. Riêng sao Giác chỉ xấu về việc sửa chữa mồ mả, còn về cưới gả và tu tạo nhà cửa thì lại rất tốt. Vậy tại sao người xưa lại xếp năm sao hành Kim và hai sao hành Mộc là Kim Thần Thất Sát? Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Còn việc gặp sao tốt thì dùng, sao xấu thì tránh là điều đương nhiên, dù nó không phải là Kim Thần Thất Sát cũng không dám dùng.
Kim Thần Thất Sát Lập Thành.
Thuyết thứ hai cũng được lưu lại trong sách cổ là Hứa Chân Quân Ngọc Hạp và Gia Dụng Tuyển Trạch Bí Thư. Có ghi rõ như sau:
Năm Giáp - Kỷ. Tại Ngọ, Mùi
Năm Ất - Canh. Tại Thìn, Tị
Năm Bính - Tân. Tại Tý, Sửu, Dần, Mão
Đinh - Nhâm. Tại Tuất, Hợi
Năm Mậu - Quý. Tại Thân, Dậu
Đây là hai thuyết được nêu trong các thư tịch cổ, trong đó thuyết thứ nhất vẫn chưa tìm được lý do tại sao lại sắp xếp như vậy, còn thuyết thứ hai thì nêu thiếu nội dung của Kim Thần.
"Thiên Hồng Phạm" có nói rằng: "Kim Thần là tinh của Thái Bạch, thần của bạch thú, chủ chiến tranh, loạn ly, chết chóc, nước khô hạn và ôn dịch. Chỗ đất nó quản kị tu bổ thành trì, xây cung thất, dựng lầu gác, mở rộng khu vườn cây cảnh, khởi công, cất nóc, xuất quân chinh phạt, di chuyển, cưới gả, đi xa nhậm chức. Nếu phạm can thần phải đặc biệt kị chỗ đó."
Vậy tại sao lại nói Kim Thần? Kim Thần là Canh, Tân và ngũ hành nạp âm thuộc Kim vậy. Nguyên lý tính toán lấy Thiên Can của năm, dùng Ngũ Hổ Độn tính đến Canh, Tân và ngũ hành nạp âm là Kim thì chỗ đó là Kim Thần.
Ví dụ như năm Giáp và kỷ thì khởi là Bính Dần, thuận hành đến Canh Ngọ và Tân Mùi. Vậy Ngọ và Mùi là Kim Thần của Giáp và Kỷ. Tiếp tục tính đến Nhâm Thân và Quý Dậu, nạp âm ngũ hành của Nhâm Thân và Quý Dậu là Kiếm Phong Kim. Vậy Thân và Dậu cũng là Kim Thần của Giáp và Kỷ.
Lại ví dụ như năm Ất và Canh. Dùng Ngũ Hổ Độn khởi Mậu Dần, đến Canh Thìn và Tân Tị, vậy Thìn và Tị là Kim Thần của Ất và Canh, đồng thời Canh Thìn và Tân Tị có ngũ hành nạp âm là Bạch Lạp Kim nên tính hết vòng độn cũng không tìm thêm được ngũ hành nạp âm thuộc Kim nữa. Vì vậy Ất và Canh chỉ có Thìn và Tị là Kim Thần.
Ngoài ra phỏng theo thế.
Theo "Tuyển Trạch Tông Kinh", lấy Ngũ Hổ Độn được phương Canh - Tân là Thiên Kim Thần, tuần nạp âm thuộc Kim là Địa Kim Thần. Lấy Thiên Kim Thần làm trọng, phải đặc biệt kị chỗ đó. Lại nói Thiên Kim Thần còn có một tên nữa là Du Thiên Ám Diệu, phạm phải sẽ bị tai nạn về mắt, rất chuẩn xác.
Như vậy, Căn cứ vào khởi lệ của Kim Thần ta có thể thấy rằng:
Năm Giáp - Kỷ thì Ngọ Mùi là Thiên Kim Thần, Thân Dậu là Địa Kim Thần.
Năm Ất - Canh thì Thìn tị là Thiên Kim Thần (Cũng là Địa Kim Thần)
Năm Bính - Tân thì Dần mão Tý Sửu là Thiên Kim Thần, Ngọ Mùi là Địa Kim Thần
Năm Đinh - Nhâm thì Tuất Hợi là Thiên Kim Thần, Dần Mão là Địa Kim Thần
Năm Mậu - Quý thì Thân Dậu là Thiên Kim Thần, Tý Sửu là Địa Kim Thần.
Đây chính là nội dung đầy đủ và chính xác nhất về lý thuyết Kim Thần Thất Sát, làm căn cứ để học giả tính toán cát hung khi chọn phương hướng và ngày giờ khởi sự.
LƯỢNG THIÊN XÍCH
Nhận xét
Đăng nhận xét