Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2017

Góc nhìn phong thủy lập mộ

Mộ còn gọi là mồ hay mả, là nơi chôn cất người chết theo phương thức địa táng (chôn xuống đất).Một số hình thức khác như hỏa táng (thiêu xác), thiên táng, huyền táng … thì không có khái niệm mộ Đặc điểm mộ là một phương thức táng người đã khuất phổ biến toàn thế giới theo hình thức địa táng, mộ thường nằm tập trung ở các nghĩa trang hoặc nằm riêng lẻ, với xác người chết hoặc tro đốt xác chôn bên dưới. Mộ có cái có nhà mồ hoặc có quy mô bề thế hơn được gọi là lăng (từ này thường dùng để nơi cất giữ di hài của vua chúa và danh nhân). Việc đặt mộ rất quan trọng. Cái họa phúc mà người xưa nói tới qua cụm từ “Nhất mộ nhì phòng tam bát tự” là nói về việc mộ đặt có được đất được hướng hay không chứ không phải nói về nhà ai đó có bàn thờ to hay bé, đặt chỗ nào trong căn hộ và hàng ngày thắp bao nhiêu nhang, giá trị đồ thờ lớn hay nhỏ. Mộ là một đơn nguyên độc lập giữa đất trời. Theo cuộc đất và thời gian táng và ý định táng của chủ nhân mà xác định họa phúc cho lục thân trong huyết thống, Trưở

Huyền không địa lý chú giải khảo nghiệm

KHẢO NGHIỆM SỰ THỊNH SUY CỦA GIA TRẠCH TỪ CỔ CHÍ KIM CHÚ GIẢI Ý NGHĨA SÂU XA CỦA HUYỀN KHÔNG ĐỊA LÝ LỜI NÓI ĐẦU. Thuật Kham điển hay thông thường người ta hay gọi là phong thuỷ, nó ra đời từ thời thượng cổ, bắt đầu được mọi người chú ý đến vào cuối thời Đường, thịnh vào khoảng đời Tống, Minh, Thanh. Nó được lưu truyền khắp các tỉnh đông nam và còn lưu truyền đến tận ngày nay. Tuy nó không còn xa lạ gì nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn, những nhà bình luận thì tranh luận sôi nổi, còn những người ứng dụng nó vào cuộc sống của bản thân thì bàn tán, bình luận, đánh giá xôn xao. Vào thời Đường Hi Tông, Hoàng Sào xâm lược Trường An, Dương Quân Tùng gom hết sách mật của phủ Ngọc Hàm nhân lúc hỗn loạn chạy trốn đến Giang Tây. Sau đó Huyền Không Địa Lý bắt đầu được truyền bá vào trong nhân gian, giúp người nghèo khó trở nên phát đạt giàu có, linh nghiệm như thần, mọi người đều đặt cho nó cái tên là cứu giúp người nghèo. Có Tam Thị là người đi truyền thụ  Huyền không địa lý đó là Tăng thị,

Phong thủy ký sự thái tuế và quý tử

Vào đầu năm 2004 khi Rằm tháng giêng vừa qua , lúc này tôi đang tư vấn cho một dự án Địa Ốc tại Sài Gòn , anh chủ đầu tư dự án giới thiệu cho tôi với anh D giám đốc công ty cầu đường . Sau khi đàm đạo , anh D tâm sự : mình đã đi xem nhiều THẦY trong nước và ngoài nước , các THẦY phán rằng : số mình không có con trai . Hiện tại thì mình đã có 2 cô con gái mà rất kỳ vọng có một cậu con trai nối dõi tông đường . Sau khi xem xong Bát Tự của hai vợ chồng anh D , tôi liền nói : anh cho tôi về xem xét các phương pháp rồi một tuần sau tôi sẽ trả lời phương cách giải quyết . Khi về nhà , tôi tính toán theo nhiều phương cách và đã có giải pháp . Tôi liền gọi điện thoại hẹn anh D ra gặp mặt rồi nói : muốn cầu quý tử nối dõi tông đường thì anh sẽ phải cải mộ ông Tam Đại qua một vùng đất khác có tinh thế hội , sa môn tụ theo thuật phong thủy thì anh sẽ có được một cậu con trai . Anh D nghe xong lặng lẽ suy nghĩ một lúc rồi nói : cho mình thời gian 1 tháng về họp mặt gia đình dòng họ rồi sẽ liên lạc

Góc nhìn chia sẻ tự học môn Phong Thủy

Nhiều người muốn theo học môn phong thủy nhưng không biết tìm ai để học, không biết học từ đâu vì bây giờ sách viết, thông tin về môn này hiện nay có rất nhiều? Nếu bạn thực sự muốn học môn này tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm của tôi cho bạn vì tôi cũng là người tự học mà biết được. - Trước hết cần tâm niệm: học môn này để cho biết, có thể dùng cho chính mình trong việc sắp xếp nhà ở, mộ ông bà, bố mẹ theo đúng phong thủy. Chứ không nên học môn này để đặt huyệt cho người khác nhằm kiếm tiền vì thực sự nếu đã thành tài thì chỉ cần đặt một vài huyệt cho gia đình mình là cũng đủ giàu có rồi. - Có thể tham khảo các sách, trang mạng khác nhưng không nên tranh luận gây cãi cọ nhau vì mạng là ảo, người tranh luận với ta đâu biết khả năng của họ thế nào? - Nên nắm vững nguyên lý chung khi xác định các yếu tố để định vị trí huyệt (điểm huyệt) vì các vùng đất kết đều có chung một nguyên lý xác định. Cái này người học phải tự tìm ra thì mới hiểu sâu sắc và khi đã nắm được thì nên giữ làm của riêng, kh

Môn - Hộ

Có câu "Thần tranh nhất lô hương ... Nhân tranh nhất khẩu Khí" cho thấy tầm quan trọng của Môn Khẩu (Cửa - Miệng) ... Ngôi nhà nếu nhìn như một Linh Vật sống thì cửa chính là nơi xuất nạp Khí tựa như mũi và miệng của con người ! Phong Thủy trăm Kinh vạn Quyển cuối cùng ở một chữ Khí, xuất khí nạp khí lại chính ở chữ Môn. Trong Kiến Trúc cổ đại phương Đông đặc biệt coi trọng Môn (Cửa) và Hộ (Cửa phụ) ... Phong Thủy và Kiến Trúc xưa xử lý vấn đề nạp Khí, tàng Khí, xuất Khí (Đưa vào, trữ lại, thoát ra) đều dựa vào Môn và Hộ ... Về nguyên tắc, Nhà bao giờ cũng phải có đủ Môn và Hộ, Môn là cửa vào chính, to lớn, có hai cánh, Nạp nhiều hơn Xuất; Hộ là cửa hậu phía sau, một cánh và bắt buộc phải nhỏ hơn Môn chức năng chủ yếu là thoát Khí. Trình Tự Nạp Khí theo Phong Thủy như sau, Cửa Lớn (Môn) bắt buộc phải có Khí Nạp vào, dù Tốt hay Xấu (Do không còn lựa chọn nào khác) theo Lý Khí vẫn phải có Khí Nạp vào, sau đó tùy theo Lý Khí là xấu hay Tốt người ta sử dụng các phương pháp để điề

La kinh thiên trì thấu giải

La kinh thấu giải viết: “Sở dĩ lập ra có qui củ (khuôn mẫu) quyền cái, khinh trọng, thành ra vuông, tròn, chẳng cái gì mà không do cái Kim Châm (kim vàng chỉ nam, bắc) và cái Thiên Trì (vòng tròn). Trước hết để định về Phong Thủy, giả sử cái La Kinh mà không có Thiên Trì, thì không quyết định được phương Tý, Ngọ; không phân biệt được Âm Dương; không hoạch định được Bát Quái, Cửu Cung ; Ngũ Hành lẫn lộn, không sử dụng được 2 đầu mối của Can Chi; không biết được Long, Hướng, Khí, Mạch hay dỡ thế nào, lấy gì mà làm căn cứ? Vậy nên phải có Kim Châm ở trong vòng Thiên Trì. Động thì Dương, Tĩnh thì Âm. Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng, phân ra Bát Quái; định vị Cát Hung, tự nhiên hóa hóa, sinh sinh, vô cùng vô hạn” Vậy vòng thiên trì là cái gì mà quan trọng vậy? Ngày xưa cổ nhân chế la kinh rất đơn giản, họ dùng một dụng cụ đổ đầy nước và thả vào đó một cây kim bằng sắt đã từ hóa, chiếc kim nổi trên mặt nước và chỉ rõ hướng bắc nam, dựa vào đó mà định bát quái cửu cung…Vật chứa cây kim đó người t

La bàn Kỳ Châm Bát Pháp - Thất Châm Bát Pháp

La bàn có nhiều vòng khác nhau, có vòng thì phối bát quái, âm dương, ngũ hành, đối với khí trường thì cảm ứng chỉ bắc đối nam rất nhạy, Thánh Hiền xưa chiếu theo thiên trì mà làm việc, lấy đó mà suy luận sự phát sinh biến hóa của khí trường, tức là Kỳ Châm Bát Pháp`. 1.Đường Châm: Khi kim cứ lay động không yên, không quy về trung tuyến. Đoán rằng nơi đó có quái thạch sâu bên dưới, ở đó tất có họa, nếu kim tại Tốn Tỵ Bính vị mà bồng bềnh, thì rất dễ phía dưới 9 thước có vật dụng xưa, ở đó dễ xuất người nam nữ tửu sắc, thầy bà, cô quả bần hàn. 2.Đoái Châm: Đầu châm bỗng ngóc lên, cũng gọi là phù châm, đó là vì âm khí giới nhập, nếu chẳng phải tổ tiên nhà đó cũng là, phúc thần hộ pháp. 3.Trầm Châm: Đầu châm bỗng hạ xuống, đó là do âm khí giới nhập, đó là âm mà không ác âm, cũng là oan hồn uổng tử, hoặc chết không bình thường, là do họ cảm mà ra như vậy. 4.Chuyển Châm: Chỉ châm chuyển mà không dừng. Ác âm giới nhập, đó là khí oán hận liên tục không dừng, ở đó tất gặp tai họa. 5.Đầu Châm: C

Góc nhìn phong thủy trùng tang là gì?

Theo cách hiểu dân gian “trùng tang” là trường hợp người chết “phạm” phải năm hoặc tháng hoặc giờ xấu do đó linh hồn không siêu thoát nên cứ quanh quẩn trong nhà trở thành “trùng” (có khái niệm cho rằng là “âm binh”) rồi lần lượt “bắt” theo từng người thân trong dòng tộc. Thực ra, từ trước tới nay, chưa bao giờ có một định nghĩa chính thống về “trùng tang” mà chỉ dựa trên hiện tượng rồi đúc kết thành quan niệm. Ngay cả, Phật pháp cũng không định nghĩa về hiện tượng này, mặc dù đây là “hồn cốt” của thế giới tâm linh. Theo cách hiểu dân gian “trùng tang” là trường hợp người chết “phạm” phải năm hoặc tháng hoặc giờ xấu do đó linh hồn không siêu thoát nên cứ quanh quẩn trong nhà trở thành “trùng” (có khái niệm cho rằng là “âm binh”) rồi lần lượt “bắt” theo từng người thân trong dòng tộc. Nhưng phải trong 3 năm liền xảy ra liên tiếp những cái chết của những người trong cùng dòng tộc mới coi là “trùng tang”. Còn nếu không thì không phải. Có rất nhiều người nhầm lẫn điều này nên thấy trong gi

Sử dụng la bàn trong Phong thủy (Phần 2)

Mỗi vùng miền, mỗi thời kì các nhau sự ứng dụng La kinh cũng khác nhau. Đơn giản nhất là vòng La kinh thứ nhất gồm 8 quẻ Hậu Thiên Bát quái. Một số La kinh có thể tàng ẩn vòng này do hầu hết các Phong thủy gia nắm vòng này trong lòng bàn tay. 4. Ứng dụng La kinh trong thuật Phong thủy Phức tạp hơn và được sử dụng khá phổ biến là vòng phân 24 sơn hướng trong Phong thủy, khi đó bàn 360 độ sẽ phân thành 24 cung, mỗi cung quản 15 độ với việc kết hợp nạp cả Thiên can, Địa chi, Bát quái trong vòng tròn này. Cụ thể khi đó 12 Điạ chi là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi  kết hợp với 8 Thiên can là Nhâm, Quí, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, cùng với 4 Quẻ trong bát quái là: Càn, Khôn, Cấn, Tốn. Đi sâu hơn, các nhà Phong thủy học cao cấp chia nhỏ tiếp 360 độ tương ứng 60 múi còn gọi là 60 Long thấu địa, 60 Long mạch doanh súc. Hoặc chia tiếp thành 72 múi với tên gọi là 72 long mạch xuyên sơn. Mỗi vòng này có sự ứng dụng khác nhau. Tinh vi hơn, cổ nhân còn chia nhỏ La k

Sử dụng la bàn trong Phong thủy (Phần 1)

La bàn với kim chỉ Nam của nó là một công cụ giúp phân biệt phương hướng cho những chuyến tàu vượt ra ngoài biển khơi, giúp con người có được định hướng rõ ràng trong đường đi nước bước. Trong khoa Phong thủy, việc xác định phương vị là khâu đầu tiên và quan trọng để có thể có được những luận đoán chính xác. Vì vậy, việc nắm rõ về đặc điểm và hiểu biết chính xác về cách sử dụng la bàn trong Phong thủy là tối quan trọng trong thực hành Phong thủy. 1. Lịch sử phát triển của La bàn La bàn với nhiều tên gọi khác nhau như La Kinh, La Kính, Kinh Bàn, Tý Ngọ Bàn, Châm Bàn vốn là một vật dụng khá quen thuộc trong đời sống đồng thời cũng là một công cụ không thể thiếu trong thực hành Phong thủy xưa và nay. Sử sách ghi lại La bàn thuần túy là một phát minh của người Trung Hoa cổ đại cách đây khoảng 2000 năm. La bàn từ những dạng đơn giản ban đầu đến dạng phức tạp nhiều tầng nhiều lớp như ngày nay là cả một quá trình phát triển không chỉ vì kỹ thuật mà chứa đựng cả sự kết tinh của nền triết học p

Tử vi đẩu số Thiên Diêu trong bộ Hình Diêu

Nhắc đến Thiên Hình không thể không nhắc tới sao tam hợp là Thiên Diêu. Bộ Hình Diêu Y luôn tam hợp với nhau nên tạo thành một bố cục riêng, đóng tại cung nào mang ý nghĩa cho ngay chính bản cung, từ đó gây tác động cho hai cung còn lại. Việc xét tam hợp có như bản cung có là không hợp lí. Thực ra là sự tác động liên quan tới nhau khác với bản chất của cung. Như Mệnh có Thiên Diêu khác với cung Quan Lộc có Thiên Diêu. Mệnh có Thiên Diêu là cách bản thân có dâm tính trong trường hợp bình thường, nhưng cung Quan Lộc có Thiên Diêu tức cung Mệnh có sao Thiên Hình thường chủ đứng đắn. Nhưng không phải tuyệt đối là như trên, khi mà Thiên Hình và Thiên Diêu tam hợp nhưng ý nghĩa tương đối trái ngược nhau. Trong hai trường hợp Mệnh tạo đều tồn tại cả hai tính cách, trong trường hợp mệnh có Thiên Hình, Quan Lộc có Thiên Diêu một tính cách ngay trong tư tưởng thường trực là sự gò bó, nghiêm khắc của Thiên Hình nhưng khi liên quan đến công danh, địa vị có thể mù quáng, sai lầm vì Thiên Diêu chủ m