Chuyển đến nội dung chính

PHẦN 12 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐOÁN TỬ VI


     12.1. Phương pháp xem xét lá số cố định
     Để luận đoán được lá số Tử Vi, trước hết người luận cần nhớ được các kiến thức cơ bản, các thuật ngữ, ý nghĩa của 12 cung trên Tử Vi và các mối liên hệ giữa các cung số với nhau để giúp ta có cái nhìn tương quan giữa các cung số.
     Các cung Tam hợp được ví như hoàn cảnh sống, môi trường sống tác động lên bản thân ta. 
     Chính cung được xem xét là bề nổi, là những gì ta nhìn thấy trực tiếp, quan sát được còn các cung Tam Hợp được ví như bề chìm. Là những tính cách, hoàn cảnh, cách hành xử mà ta không thấy được từ đó mang lại.
     Nhị Hợp và Lục Hội giải thích những cái vì sao, tại sao, vì ai những cái mà chúng ta không tìm thấy ở cung Tam Hợp và nhất là giúp để luận đoán Hạn tăng thêm phần chính xác.
     Khi xem xét các cung số khác thì chính cung cũng được hiểu là phần tương tác bên ngoài, nghĩa là những đặc tính họ thể hiện ra ngoài để cho ta thấy còn các cung Tam hợp, Nhị Hợp, Lục Hội là những tính cách bên trong họ giấu đi.
     Nhớ được các thế sao cơ bản trong Tử Vi đã được trình bày ở các phần từ “Phần 6" đến "Phần 10” của Tài liệu này tiếp đó là ý nghĩa cơ bản của các sao trong Tử Vi đặc biệt là các phần cần gặp, kỵ gặp của sao (chưa bàn tới trong cuốn sách này).
Khi xem xét bất cứ cung nào đều phải phối hợp các tính chất của cung Mệnh với cung số đó.
     Cần xem xét các cung về người (Phụ Mẫu, Huynh Đệ, Phúc Đức, Phu Thê, Tử Tức, Nô Bộc) dưới góc độ về quan hệ giữa cung đó với ta.
     Chính tinh cho ta thấy cái Nghiệp của mỗi con người;
     Muốn xem về Tính cách cần hiểu về vòng THÁI TUẾ và các sao có cùng đặc tính với Vòng THÁI TUẾ
     Muốn xem về nghề cần hiểu về Vòng LỘC TỒN BÁC SỸvà các sao có cùng đặc tính với vòng LỘC TỒN, BÁC SỸ;
     Muốn xem về Tài Lộc thì quan tâm đến bộ Song Lộc.
     Bộ song Lộc đóng tại các cường cung Mệnh Tài Quan hay Phúc Di Phối và Điền được kể là hay.
     Muốn xem thành công cần phối hợp giữa Chính Tinh, nhóm sao chủ tính cách, nhóm sao chủ nghề và các sao an theo Tháng, Ngày và Giờ sinh đặc biệt là bộ Tam Hóa.
     Bộ sao KHÔNG KIẾP và KỴ HÌNH là đáp số phức tạp cho toàn bộ Cách cục.
     12.2. Mệnh Hạn
     Bạn đọc thường nhắc đến từ Mệnh Hạn nhưng có lẽ đa phần các bạn không quan tâm đến. Và chúng ta thường quan tâm đến Tiểu Hạn hay Đại Hạn mà thôi.
     Mệnh hạn nghe có vẻ mơ hồ và khó hiểu. Thật ra cũng dễ hiểu và đến lúc các bạn cần hiểu. Vì Mệnh Hạn cũng là cái Hạn tại Mệnh đừng hiểu lầm từ này ghép đôi của Mệnh và Hạn và Mệnh hạn là từ riêng dung đẻ chỉ sự tốt xấu tai cung Mệnh của năm ấy.
     Ví dụ như thế này bạn dễ hiểu. một người có chính tinh tọa thủ tại Mệnh bất kể nó hợp Mệnh hay là không. Ví dụ THÁI DƯƠNG cho là sáng sủa tốt đẹp nhưng không phải bao giờ họ cũng đắc ý và thành công, cũng không phải là do họ gặp Tiểu Hạn xấu hay Đại Hạn xấu. Mà còn do cái năm ấy không hợp với họ.
     Ví dụ, người THÁI DƯƠNG rất kỵ năm Giáp, tất nhiên tháng Giáp ngày Giáp đều kỵ vì chữ Giáp, hóa khí THÁI DƯƠNG là HÓA KỴ. Từ đó người THÁI DƯƠNG dễ bị người ta ghét, nghi kỵ (nghi ngờ) rồi cấm đoán. Tự nhiên người THÁI DƯƠNG năm ấy vụng về hơn, hoặc cũng chẳng vụng về nhưng tự nhiên dưới con mắt nhiều người dễ bị ghét bỏ hơn, bình thường họ vẫn thế. Nhưng hôm nay họ dễ bị người ta chỉ trích, dễ ghét chưa kìa hay tự đắc, hoặc thấy kênh kiệu, hoặc là khoe khoang… và họ tìm ra được cái để chỉ trích nhưng năm trước đây, ngày trước đây họ lại không chỉ trích.
     Lại ví dụ tiếp, Mệnh DƯƠNG LƯƠNG tại Mão vào năm Giáp ngoài lưu KỴ còn thêm lưu KÌNH, cái đố kỵ đó càng thêm mạnh mẽ. Hoặc bộ KỴ ĐÀ nếu như Mệnh ÂM DƯƠNG tại Sửu. Hoặc Mệnh có bộ CỰ NHẬT tại Tuất như trường hợp THÁI DƯƠNG tại Tuất lưu Hóa Kỵ tại đó còn làm cho cả CỰ MÔN bị mất tác dụng.
     Ta hãy hình dung một người tự nhiên năm ấy bị xấu đi do Mệnh hạn, di chuyển trong Đại Hạn tương đối xấu và Tiểu Hạn cũng tương đối xấu. Tất mọi việc càng dễ thêm xấu. Với người THÁI DƯƠNG họ kỵ năm Giáp nhưng lại hợp năm Canh (do Canh và Giáp xung nhau, chữ Canh THÁI DƯƠNG hóa khí là HÓA LỘC) và năm TÂN hóa khí thành quyền. Nếu Đại Hạn hay Tiểu Hạn tương đối xấu nhưng gặp năm Mệnh hạn tốt đẹp cũng trở thành dễ chịu.
     Cũng lý luận như thế người ÂM DƯƠNG chịu liền 2 năm Giáp Ất bị lưu KỴ. Trừ các trường hợp kỳ tài không nói làm gì nhưng các trường hợp cung Mệnh vốn đã không tốt đẹp bị lưu Kỵ thêm Kình hay Đà rất xấu cho các trường hợp NHẬT NGUYỆT. Tât nhiên người NHẬT NGUYỆT hợp các năm Mậu Đinh Canh Tân.
     Theo những lý luận đã có, người có LIÊM TRINH rất kỵ các năm Bính, THAM LANG kỵ năm Quý. Nếu chỉ có KỴ thôi đã phiền lại có thêm ĐÀ, KÌNH TRIỆT càng phiền nhiều hơn. Những chi tiết này làm cho vận hạn đã xấu lại càng xấu hơn.
     Chỉ có các sao không có hóa khí như bộ PHỦ TƯỚNG… là ít chịu hóa khí tác động, vì bộ này chủ yếu là đa phần được người ta thương. Nó bi xấu là do các chính tinh khác tác động. Và bị xấu do hàng Can Chi sẽ đề cập ở dưới.
     Trên là phần lưu hóa khí các năm. Phần các sao trong bộ Can Chi cũng thế. Các sao CỰ MÔN, PHÁ QUÂN tọa thủ Mệnh không thích lưu LỘC TỒN hội họp tại Mệnh mà nó chỉ thích sao HAO. Bộ PHỦ TƯỚNG không hợp với KÌNH TRIỆT. THIÊN CƠ rất kỵ TANG MÔN. TỬ VI rất kỵ THIÊN HƯ TUẾ PHÁ, nhất là Hư TRIỆT… Nếu có những sao kỵ tất nhiên cũng có những sao đem lại vui mừng như ĐÀO HỒNG HỈ, Song Hỉ và Tứ Linh che chở Mệnh làm cho cung Mệnh có giá trị hơn. Như thế có nghĩa là Mệnh hạn năm này có thể tốt hay xấu, đối đầu với đại, Tiểu Hạn.
     Ngoài ra chú ý các bộ Can Chi tại cung Tật Ách, lưu tại cung Mệnh thường đem lại những tai ách. Một sao thuộc hàng Can thiên về việc làm và 1 sao thuộc hàng Chi thiên về trạng thái. Kể cả các trường hợp lưu tại Đại Hạn, Tiểu Hạn cũng là xấu vì nó đại diện cho tai ách.
     Cũng thế các bộ Can Chi tại các cung, lưu động tại Mệnh hay đai Tiểu Hạn tất nhiên có việc liên quan đến cung đó. Ví dụ bộ Can Chi của cung huynh đệ lưu tại Mệnh hay đại, Tiểu Hạn tất nhiên có vấn đề liên quan, tốt xấu còn tùy thuộc vào hung cát tinh để luận.
     12.3. Ngiên cứu về Hạn
     Khi xem xét Hạn ta luôn lấy các cung số của ban thân làm gôc (Mệnh Thân Tài Quan Tât). Cho dù ở bất cứ Đại Vận nào cung số nào thì các tính chất của Mệnh Thân Tài Quan Tật không thay đổi. Có chăng họ chỉ thay đổi cách nhìn nhận mà thôi.
     Đại Vận là hoàn cảnh tác động lên ta trong giai đoạn 10 năm của Đại Vận. Trong 10 năm đó bản thân ta vẫn vậy, hoàn cảnh đó tác động tới ta ra sao mà thôi từ đó vẫn cái nghiệp đó, cái nghề đó, cái tính cách đó hay tai Ách đó ta thế nào với hoàn cảnh đó.
     Tương tự như vậy Tiểu Vận, Nguyệt Vận và Thời Vận là hoàn cảnh tác động lên ta tại thời điểm đó.
     Cần đưa các sao, nhóm sao về các nhóm sao có cùng đặc tính để quyết đoán.
     Hiểu được ý nghĩa cơ bản của các sao, cần gặp và kỵ gặp để quyết đoán.
     Khi xem xét về Hạn (Đại Hạn hay Tiểu Hạn) thì cung nhập Hạn là cung số tại giai đoạn đó ta phải bận tâm nhiều, chịu sự chi phối nhiều nhưng không phải chỉ xem xét ở cung đó thôi. Ta phải xem xét được toàn bộ 12 cung số trên lá số Tử Vi để quyết đoán.
     Có khi Tiểu Hạn xấu nhưng Mệnh Hạn tốt có khi ta vẫn toại ý thì ta đoán khác và ngược lại.
     Một năm bất kỳ ta hoàn toàn tìm được các cung xấu tốt ra sao.
     Để xem xét Tiểu Hạn, Nguyệt Hạn, Thời Hạn người xem cần lưu được các sao lưu động.
     Trong pham vi của phương pháp Tử Vi này chúng ta sử dụng 46 sao lưu động cho phần Tiểu Hạn. Khi xem xét đến Nguyệt Hạn ta lưu thêm các sao Tháng (5 sao), xem xét đến Nhật Hạn Lưu thêm các sao Ngày và các sao an theo Ngày và Tháng (2 sao) xem đến thời hạn lưu thêm các sao Giờ và các sao an theo Ngày và Giờ (10 sao).
     Sử dụng Can Chi của Năm, Tháng, Ngày Giờ để tiến hành Lưu sao.
     Sau khi an toàn bộ các sao lưu động của Năm hoặc Tháng hoặc Ngày hoặc Giờ ta coi bản đồ các sao này như 1 lá số thứ 2. Mang lá số cố định ghép với lá số Phi tinh lưu động để xem xét.
     Khi ta hiểu được hết nội dung của cuốn sánh này kết hợp với ý nghĩa các sao, bộ sao và đặc biệt là phần cần gặp và kỵ gặp của các sao cho ta đáp án rất thú vị về 1 lá số cũng như xem xét Vận Hạn.
     Cách tính Can Chi của tháng 
     Dựa trên cơ sở Can của năm theo lịch kiến dần (nguyên tắc ngũ dần)
     Trước hết tháng giêng là tháng Dần, tháng Hai là tháng Mão..., mỗi tháng đi với một Chi nhất định
     Muốn biết Can của tháng thì áp dụng phương pháp sau gọi là phương pháp Ngũ Dần:
     Năm Giáp và Kỷ tháng giêng là tháng Bính Dần
     Năm Ất và Canh tháng giêng là tháng Mậu Dần
     Năm Bính và Tân tháng giêng là tháng Canh Dần
     Năm Đinh và Nhâm tháng giêng là tháng Nhâm Dần
     Năm Mậu và Quí tháng giêng là tháng Giáp Dần
     Cách tính Can Chi của ngày 
    Dựa trên Can Chi của tháng. Theo nguyên tắc tháng giêng là tháng Giáp Tí thì ngày mùng một sẽ là ngày Giáp Tý, mùng hai sẽ là Ất Sửu...Vì số ngày trong năm không chia chẵn cho 60, nên ta không thể có qui tắc tính Can Chi của ngày dựa trên Can Chi tháng được mà phải tra lịch.
     Cách tính Can Chi của giờ 
     Căn cứ vào Can Chi của ngày theo nguyên tắc ngũ Tý
     Ngày Giáp và Kỷ giờ Tý là Giáp Tý;
     Ngày Ất và Canh giờ Tý là Bính Tý;
     Ngày Bính và Tan giờ Tý là Mậu Tý;
     Ngày Đinh và Nhâm giờ Tý là Canh Tý; 
     Ngày Mậu và Qui giờ Tí là Nhâm Tý.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau. Ấy là Tuế đức là cương, Tuế đức hợp là nhu. Khi dùng có thể căn cứ vào nguyên tắc việc bên ngoài dùng cương, việc bên tron

PHÒNG NGỦ CÓ SÁT KHÍ CHIẾU ĐẾN SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CON CÁI

Việc bố trí phòng ngủ nói riêng cũng như nội thất của căn nhà nói chung khá phức tạp, nhất là những nhà có diện tích nhỏ hẹp hoặc có kiến trúc dạng ống, bởi trong lý luận phong thủy, bất kỳ căn nhà nào cũng có vượng khí, sinh khí, suy khí và sát khí chiếu đến từng vị trí cụ thể, việc bố trí nội thất cần phải dựa vào đó để giúp gia đạo an khang. Khi xét đến nội thất của căn nhà thì phòng ngủ được coi là vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tiền đồ của người nằm ngủ trong đó, vì vậy bố trí phòng ngủ cần phải tìm nơi khí sinh vượng, tránh nơi có sát khí chiếu đến. Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng học thuật phong thủy vào đời sống, chúng tôi đã gặp phải không ít trường hợp bố trí phòng ngủ sai với cách cục phong thủy, dẫn đến người nhà bệnh tật triền miên, việc thai sản cũng gặp khó khăn, điển hình là một gia đình sống tại phố Liễu Giai - Hà Nội. Ngôi nhà này xây dựng trong vận 8, tọa Quý hướng Đinh, kiêm Tý - Ngọ 5 độ, diễn số phong thủy như sau: Ngôi nhà có cách

Tử Vi Đẩu Số Thái Tuế Nhập Quái

Thái tuế nhập quái là cách xem do đại sư Tử Vân sáng lập. Cách xem này sử dụng yếu tố ngoại nhập vào lá số tử vi để đoán định. Thông tin ngoại nhập chính là địa chi. Anh tuổi gì ? tôi tuổi dog. Vậy là nạp chi Tuất vào xem. Có bốn tổ hợp tương tác: tuổi với tuổi, cung với tuổi, tuổi với cung và cung với cung.  Để tìm được yếu tố cung, bắt buộc phải có lá số trong tay. Nếu chỉ biết được tuổi của người đó thì không thể xem được theo phương pháp cung-cung. Còn trong dân gian thì hay hỏi ai đó tuổi gì, rồi đối chiếu với nhau. Như tuổi mão xung tuổi dậu. Cách xét tương tác tuổi với tuổi không sai, nhưng thô thiển. Nói cách khác, nếu lá số tử vi lập ra từ 5 yếu tố: năm tháng ngày giờ và giới tính. Thì cách lấy tuổi xét tương tác chỉ lấy địa chi của năm sinh, đương nhiên thô thiển. Cho nên mức độ chính xác có phần giới hạn. Quay lại cách xem thái tuế nhập quái của Tử Vân. Nói đơn giản là với lá số đó, thì khi nhập tuổi khác lên các cung, xét được tương tác của chủ nhân lá số với tuổi đó như th