Chuyển đến nội dung chính

THIẾT KẾ CẦU THANG CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Cầu thang là phần kiến trúc không thể thiếu được của một ngôi biệt thự. Theo phong thủy, cầu thang được coi là khúc ruột của một ngôi nhà, đóng vai trò quyết định trong việc mang lại sinh khí cho gia đình chủ nhân. Có những bí quyết phong thủy áp dụng cho khu vực cầu thang mang lại nhiều may mắn cho gia chủ như sau:



Hãy dành khoảng không gian xứng đáng trong ngôi nhà của bạn để thiết kế cầu thang, sao cho đảm bảo được sự rộng rãi và độ sáng sủa của mỗi bậc thang. Thông thường, kích thước chuẩn cho cầu thang một ngôi biệt thự có chiều rộng xấp xỉ 1m, độ dày tối thiểu 30cm, độ cao mỗi bậc 15cm. Tuy nhiên, tùy theo diện tích mà bố trí kích thước của cầu thang cho phù hợp: cầu thang mảnh, đơn giản phù hợp với không gian nhà phố hạn hẹp, ngược lại, cầu thang kích thước lớn, xây kiên cố bằng đá – gỗ hợp với nhà có diện tích nền lớn. Dù không gian hạn chế cũng cần chú ý tránh để cầu thang quá dốc và hẹp, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình mỗi lần di chuyển.
Bậc đầu tiên của cầu thang trong nhà phải được đặt ở chỗ thông thoáng, hướng tốt so với tuổi gia chủ. Tránh thiết kế cầu thang ở giữa nhà, trường hợp bất khả kháng thì cũng không được để bậc đầu tiên ở giữa nhà.
Hướng cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính, dễ khiến hao tổn tiền tài, tránh hướng thẳng vào bếp hay cửa nhà vệ sinh, làm nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình. Cũng tránh để cầu thang đè lên trên giường ngủ hay ghế ngồi phòng khách, phòng đọc sách,  làm giảm sự vân động của dòng sinh khí trong gia đình.

Các nhịp cầu thang cần liền mạch, điều này sẽ đảm bảo sự suôn sẻ trong đường công danh của gia chủ. Chiếu nghỉ của cầu thang cần đảm bảo chiều rộng ngang hoặc lớn hơn chiều rộng thân thang, bề mặt trơn nhẵn, thuận tiện cho việc đi lại.
Tổng số bậc cầu thang nên là số lẻ, theo quan niệm phong thủy là mang lại dương khí cho không gian.
Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, nên thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách..., hoặc làm các tiểu cảnh kết hợp các yếu tố phong thủy tích cực khác. Cây trồng dưới gầm cầu thang chọn cây thấp, ít cần sáng như hồng môn, vạn niên thanh, ngũ gia bì...Tiểu cảnh là sự kết hợp giữa cây xanh, đá, sỏi cuội, thác nước hoặc những yếu tố thiên nhiên khác mang lại sự sinh động và may mắn cho ngôi nhà. Cũng có thể trang trí gốm sứ hoặc tượng tại chân cầu thang để tăng thêm tính nghệ thuật, góp phần che đi những khuyết điểm của cầu thang.
Cũng có thể kết hợp thiết kế cầu thang với giếng trời giúp cầu thang thêm thông thoáng, rộng rãi và tăng sự lưu chuyển của nguồn khí tốt.

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St
Theo TGĐA

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau. Ấy là Tuế đức là cương, Tuế đức hợp là nhu. Khi dùng có thể căn cứ vào nguyên tắc việc bên ngoài dùng cương, việc bên tron

PHÒNG NGỦ CÓ SÁT KHÍ CHIẾU ĐẾN SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CON CÁI

Việc bố trí phòng ngủ nói riêng cũng như nội thất của căn nhà nói chung khá phức tạp, nhất là những nhà có diện tích nhỏ hẹp hoặc có kiến trúc dạng ống, bởi trong lý luận phong thủy, bất kỳ căn nhà nào cũng có vượng khí, sinh khí, suy khí và sát khí chiếu đến từng vị trí cụ thể, việc bố trí nội thất cần phải dựa vào đó để giúp gia đạo an khang. Khi xét đến nội thất của căn nhà thì phòng ngủ được coi là vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tiền đồ của người nằm ngủ trong đó, vì vậy bố trí phòng ngủ cần phải tìm nơi khí sinh vượng, tránh nơi có sát khí chiếu đến. Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng học thuật phong thủy vào đời sống, chúng tôi đã gặp phải không ít trường hợp bố trí phòng ngủ sai với cách cục phong thủy, dẫn đến người nhà bệnh tật triền miên, việc thai sản cũng gặp khó khăn, điển hình là một gia đình sống tại phố Liễu Giai - Hà Nội. Ngôi nhà này xây dựng trong vận 8, tọa Quý hướng Đinh, kiêm Tý - Ngọ 5 độ, diễn số phong thủy như sau: Ngôi nhà có cách

Tử Vi Đẩu Số Thái Tuế Nhập Quái

Thái tuế nhập quái là cách xem do đại sư Tử Vân sáng lập. Cách xem này sử dụng yếu tố ngoại nhập vào lá số tử vi để đoán định. Thông tin ngoại nhập chính là địa chi. Anh tuổi gì ? tôi tuổi dog. Vậy là nạp chi Tuất vào xem. Có bốn tổ hợp tương tác: tuổi với tuổi, cung với tuổi, tuổi với cung và cung với cung.  Để tìm được yếu tố cung, bắt buộc phải có lá số trong tay. Nếu chỉ biết được tuổi của người đó thì không thể xem được theo phương pháp cung-cung. Còn trong dân gian thì hay hỏi ai đó tuổi gì, rồi đối chiếu với nhau. Như tuổi mão xung tuổi dậu. Cách xét tương tác tuổi với tuổi không sai, nhưng thô thiển. Nói cách khác, nếu lá số tử vi lập ra từ 5 yếu tố: năm tháng ngày giờ và giới tính. Thì cách lấy tuổi xét tương tác chỉ lấy địa chi của năm sinh, đương nhiên thô thiển. Cho nên mức độ chính xác có phần giới hạn. Quay lại cách xem thái tuế nhập quái của Tử Vân. Nói đơn giản là với lá số đó, thì khi nhập tuổi khác lên các cung, xét được tương tác của chủ nhân lá số với tuổi đó như th