Chuyển đến nội dung chính

TRÀNG HẠT BỒ ĐỂ TRONG PHẬT GIÁO

Trong phật giáo chuỗi hạt đóng góp một vai trò rất quan trọng Chuỗi còn là tín vật cho việc truyền thừa, kỷ vật. Vì vậy chuỗi tràng trong Phật Giáo ngoài công năng là pháp khí tu hành ra còn là bảo vật của Tam Bảo, tín vật của sự truyền Pháp và là pháp vật chứa đựng công đức, cũng như thần lực rất cao vì tích tụ sự tu trì, công đức của các bậc tu hành. nhận thấy hạt Bồ Đề có giá trị tâm linh cao. nhiều người coi chuỗi hạt là đồ trang sức hay cái gì đó của phật giáo, nhưng đối với những người tu luyện thì đó là một pháp khí không thể nghĩ bản chứ không phải 1 món trang sức tầm thường 




Trong kinh phật có viết
Bấy giờ Mạn Thù Thất Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát Ma Ha Tát ở trong Đại Chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh đốn quần áo, trật áo hở vai phải, chắp tay cung kính bạch Phật rằng:”Nay con vì muốn lợi ích cho các Hữu Tình nên nói Công Đức thọ trì tràng hạt, so sánh lợi ích sai khác của phần Phước. Nguyện xin Đức Thế Tôn xót thương nghe hứa” Đức Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi
”Lành thay ! Lành thay ! Ông hãy tuyên nói” Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát nói:”Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện có thể tụng niệm các Đà La Ni với tên của Đức Phật vì muốn lợi mình với hộ người khác, mau thành các Pháp mà được hiệu nghiệm thì Pháp của tràng hạt ấy cần phải tác ý thọ trì như vậy. Xong thể của hạt châu ấy có nhiều loại khác nhau. 
Nếu dùng sắt làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp năm lần 
Nếu dùng đồng đỏ làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp mười lần 
Nếu dùng báu của nhóm trân châu, san hô… làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm lần 
Nếu dùng Hoạn Tử làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp ngàn lần 
Nếu dùng hạt sen làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp vạn lần 
Nếu dùng Nhân Đà La Khư Xoa làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm vạn lần 
Nếu dùng Ô Lô Đà La Khư Xoa làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm ức lần 
Nếu dùng Thủy Tinh làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp ngàn ức lần 
Nếu dùng hạt Bồ Đề làm tràng hạt. Hoặc thời lần niệm, hoặc chỉ cầm giữ, tụng số một biến thì Phước ấy vô lượng chẳng thể tính toán, khó thể so sánh được. 
Nếu muốn nguyện sinh về các Tịnh Thổ của Phật, cần phải y theo Pháp thọ trì tràng hạt này 
Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát nói:”Hạt Bồ Đề. Nếu lại có người cầm giữ tràng hạt Bồ Đề này, chẳng thể y theo Pháp niệm tụng tên của Phật với Đà La Ni, chỉ có thể cầm giữ theo thân, đi đứng ngồi nằm, ngôn thuyết nói ra, hoặc thiện hoặc ác. Do người này đã cầm giữ hạt Bồ Đề cho nên Công Đức đạt được như niệm chư Phật, tụng Chú không có khác, được Phước vô lượng 
Tràng hạt ấy, cần thiết nên có đủ 108 hạt. Nếu khó được như thế hoặc 54 hạt, hoặc 21 hạt hoặc chỉ có 14 hạt… thì Công Đức của tràng hạt này có sai khác.

Khái Niệm về cây Bồ Đề







Cây Bồ-đề (Ficus religiosa), là một loài cây thuộc chi đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam. Nó là một loài cây rụng lá về mùa khô hoặc thường xanh bán mùa, cao tới 30 m và đường kính thân tới 3 m. Lá của chúng có hình tim với phần chóp kéo dài đặc biệt; các lá dài 10–17 cm và rộng 8–12 cm, với cuống lá dài 6–10 cm. Quả của cây bồ đề là loại quả nhỏ giống quả vả đường kính 1-1,5 cm có màu xanh lục điểm tía.
Cây Bồ Đề trong Tôn Giáo
Cây Bồ-đề được gọi trong một số ngôn ngữ khác là cây Bo, Pipul hay Aśvattha, Assattha (tiếng Pali). Từ Aśvattha là tiếng Phạn; Śvaḥ có nghĩa là "ngày mai", a chỉ sự phủ nhận, và tha có nghĩa là "người hay vật dừng lại hay tồn tại". Nhà triết học nổi danh thuộc hệ phái Advaitavedānta (Bất nhị phệ-đà) là Śaṅkara diễn giải tên gọi này là "Người hay vật không thể tồn tại giống như thế vào ngày mai", cũng giống như toàn thể vũ trụ.

Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi những người theo Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, vì Bồ-đề có nghĩa là Giác ngộ.

Hiện tại người ta có thể chiêm ngưỡng một cây Bồ-đề rất lớn tại chùa Đại Bồ-đề (Mahābodhi) tại Bồ-đề đạo trường (Bodhgayā), khoảng 96 km (60 dặm) từ Patna thuộc bang Bihar) của Ấn Độ. Đây là con của cây Bồ-đề mà ngày xưa Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngồi thiền định 49 ngày sau khi thành tựu Vô thượng chính đẳng chính giác. Cây này là điểm dừng chân của những người hành hương, là tụ điểm quan trọng nhất trong bốn khu vực thiêng liêng đối với những người theo đạo Phật.

Cây Bồ-đề thời Phật thành Đạo đã bị vua Bengal là Śaṣaṅka phá hủy hồi thế kỉ thứ 7. Cây con được trồng kế nó cũng bị bão thổi trốc gốc năm 1876. Cây con ngày nay được lấy từ một nhánh của cây Bồ-đề gốc được vua A-dục tặng vua Tích Lan vào khoảng 288 TCN. Nó mang tên Śrī Mahā ("điềm lành và to lớn"). Ngày nay, tại cố đô Anurādhapura của Tích Lan (Sri Lanka), cây Bồ-đề đó vẫn còn xanh tốt và thời điểm trồng này làm cho nó trở thành cây già nhất trong số các thực vật có hoa có thể kiểm chứng được tuổi.

Có một điều mà các Phật tử tại VN rất hay nhầm có lẽ vì do nhiều người bán thiếu hiểu biết đã nói sai , có người nói rằng hạt kim cang là hạt bồ đề ấn độ, hay "hạt bồ đề kim cang) nhưng thực sự cây bồ đề và cây kim cang khác hẳn nhau và không cùng họ cũng không liên quan gì đến nhau hết.

Nguồn: bodhi.vn

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau. Ấy là Tuế đức là cương, Tuế đức hợp là nhu. Khi dùng có thể căn cứ vào nguyên tắc việc bên ngoài dùng cương, việc bên tron

PHÒNG NGỦ CÓ SÁT KHÍ CHIẾU ĐẾN SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CON CÁI

Việc bố trí phòng ngủ nói riêng cũng như nội thất của căn nhà nói chung khá phức tạp, nhất là những nhà có diện tích nhỏ hẹp hoặc có kiến trúc dạng ống, bởi trong lý luận phong thủy, bất kỳ căn nhà nào cũng có vượng khí, sinh khí, suy khí và sát khí chiếu đến từng vị trí cụ thể, việc bố trí nội thất cần phải dựa vào đó để giúp gia đạo an khang. Khi xét đến nội thất của căn nhà thì phòng ngủ được coi là vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tiền đồ của người nằm ngủ trong đó, vì vậy bố trí phòng ngủ cần phải tìm nơi khí sinh vượng, tránh nơi có sát khí chiếu đến. Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng học thuật phong thủy vào đời sống, chúng tôi đã gặp phải không ít trường hợp bố trí phòng ngủ sai với cách cục phong thủy, dẫn đến người nhà bệnh tật triền miên, việc thai sản cũng gặp khó khăn, điển hình là một gia đình sống tại phố Liễu Giai - Hà Nội. Ngôi nhà này xây dựng trong vận 8, tọa Quý hướng Đinh, kiêm Tý - Ngọ 5 độ, diễn số phong thủy như sau: Ngôi nhà có cách

Tử Vi Đẩu Số Thái Tuế Nhập Quái

Thái tuế nhập quái là cách xem do đại sư Tử Vân sáng lập. Cách xem này sử dụng yếu tố ngoại nhập vào lá số tử vi để đoán định. Thông tin ngoại nhập chính là địa chi. Anh tuổi gì ? tôi tuổi dog. Vậy là nạp chi Tuất vào xem. Có bốn tổ hợp tương tác: tuổi với tuổi, cung với tuổi, tuổi với cung và cung với cung.  Để tìm được yếu tố cung, bắt buộc phải có lá số trong tay. Nếu chỉ biết được tuổi của người đó thì không thể xem được theo phương pháp cung-cung. Còn trong dân gian thì hay hỏi ai đó tuổi gì, rồi đối chiếu với nhau. Như tuổi mão xung tuổi dậu. Cách xét tương tác tuổi với tuổi không sai, nhưng thô thiển. Nói cách khác, nếu lá số tử vi lập ra từ 5 yếu tố: năm tháng ngày giờ và giới tính. Thì cách lấy tuổi xét tương tác chỉ lấy địa chi của năm sinh, đương nhiên thô thiển. Cho nên mức độ chính xác có phần giới hạn. Quay lại cách xem thái tuế nhập quái của Tử Vân. Nói đơn giản là với lá số đó, thì khi nhập tuổi khác lên các cung, xét được tương tác của chủ nhân lá số với tuổi đó như th