Chuyển đến nội dung chính

LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÚ


Trì tụng minh chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] là một việc rất tốt. Tuy vậy, khi tụng chú cần phải nhớ nghĩ đến ý nghĩa của lời chú, vì sáu âm này mang ý nghĩa thâm sâu quảng đại vô cùng. Âm thứ nhất, OM, là tổng hợp của ba mẫu tự A, U và M, tượng trưng cho thân miệng ý ô nhiễm của người tụng chú, đồng thời cũng tượng trưng cho thân miệng ý thanh tịnh của Phật đà.

Có thể nào chuyển thân miệng ý ô nhiễm thành thân miệng ý thanh tịnh được không? hay đây là hai phạm trù hoàn toàn tách biệt? Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm, mang đủ mọi tánh đức. Thân miệng ý thanh tịnh đến từ sự tách lìa trạng thái ô nhiễm, chuyển hóa ô nhiễm thành thanh tịnh.

Chuyển hóa bằng cách nào? Phương pháp tu được nhắc đến qua bốn âm kế tiếp. MANI [ma ni], nghĩa là ngọc báu, tượng trương cho phương tiện, là tâm bồ đề, vì chúng sinh mà nguyện mở tâm từ bi, đạt giác ngộ. Cũng như viên ngọc quí có khả năng xóa bỏ cảnh nghèo, tâm bồ đề cũng vậy, có khả năng xóa bỏ sự bần cùng khó khăn trong cõi luân hồi và niết bàn cá nhân. Như ngọc như ý có khả năng chu toàn mọi ước nguyện của chúng sinh, tâm bồ đề cũng vậy, có khả năng chu toàn mọi ước nguyện chúng sinh.

Hai chữ PADME [bát mê], nghĩa là hoa sen, tượng trưng cho trí tuệ. Hoa sen từ bùn mọc lên nhưng lại không ô nhiễm vì bùn. Tương tự như vậy, trí tuệ có khả năng đặt người tu vào vị trí không mâu thuẫn ở những nơi mà người thiếu trí tuệ đều sẽ thấy đầy mâu thuẫn. Có nhiều loại trí tuệ, trí tuệ chứng vô thường, trí tuệ chứng nhân vô ngã (con người không tự có một cách độc lập cố định), trí tuệ chứng tánh không giữa các phạm trù đối kháng (nói cách khác, giữa chủ thể và khách thể) và trí tuệ chứng sự không có tự tánh. Mặc dù có nhiều loại trí tuệ, nhưng chính yếu vẫn là trí tuệ chứng tánh Không. 

Trạng thái thanh tịnh có được là nhờ sự kết hợp thuần nhất giữa phương tiện và trí tuệ, được thể hiện qua âm cuối, HUM [hồng]. Âm này ứng vào trạng thái bất nhị, không thể phân chia. Trong hiển thừa, phương tiện và trí tuệ bất nhị có nghĩa là phương tiện ảnh hưởng trí tuệ, và trí tuệ ảnh hưởng phương tiện. Trong mật thừa, sự hợp nhất này ứng vào một niệm tâm thức trong đó phương tiện và trí tuệ đồng loạt hiện hành. Nói về chủng tự của năm vị Thiền Phật, HUM là chủng tự của Bất Động Phật [Akshobhya], sự đứng yên không gì có thể lay chuyển nổi.


Vậy Lục Tự Đại Minh Chú, Om mani padme hum, có nghĩa là dựa vào đường tu kết hợp thuần nhất phương tiện và trí tuệ mà người tu có thể chuyển hóa thân miệng ý ô nhiễm của mình thành thân miệng ý thanh tịnh của Phật. Thường nói người tu không thể tìm Phật ở bên ngoài, tất cả mọi nhân tố dẫn đến giác ngộ đều sẵn có từ bên trong. Đức Di Lạc Từ Tôn có dạy trong bộ Tối Thượng Đại Thừa Mật Luận (Uttaratantra) rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh trong tâm. Chúng ta ai cũng mang sẵn trong mình hạt giống thanh tịnh, cốt tủy của Như Lai (Tathatagarbha - Như lai tạng), đó là điều cần nuôi nấng phát triển đến mức tột cùng để bước vào địa vị Phật đà. 

Nguyên bản tiếng Anh: Om Mani Padme Hum, by HH the Dalai Lama
http://www.tibet.com/Buddhism/om-mantra.html
Hồng Như chuyển Việt ngữ  tháng 2 năm 2006. Soát bản dịch tháng 04/2006.
Mọi sai sót là của người dịch.
Mọi công đức sinh hồi hướng pháp giới chúng sinh. 

OM MANI PADME HUM
By His Holiness the Dalai Lama
________________________________________

It is very good to recite the mantra Om mani padme hum, but while you are doing it, you should be thinking on its meaning, for the meaning of the six syllables is great and vast. The first, Om is composed of three letters, A, U, and M. These symbolize the practitioner's impure body, speech, and mind; they also symbolize the pure exalted body, speech, and mind of a Buddha.
Can impure body, speech, and mind be transformed into pure body, speech, and mind, or are they entirely separate? All Buddhas are cases of beings who were like ourselves and then in dependence on the path became enlightened; Buddhism does not assert that there is anyone who from the beginning is free from faults and possesses all good qualities. The development of pure body, speech, and mind comes from gradually leaving the impure states and their being transformed into the pure.
How is this done? The path is indicated by the next four syllables. Mani, meaning jewel, symbolizes the factors of method-the altruistic intention to become enlightened, compassion, and love. Just as a jewel is capable of removing poverty, so the altruistic mind of enlightenment is capable of removing the poverty, or difficulties, of cyclic existence and of solitary peace. Similarly, just as a jewel fulfills the wishes of sentient beings, so the altruistic intention to become enlightened fulfills the wishes of sentient beings.
The two syllables, padme, meaning lotus, symbolize wisdom. Just as a lotus grows forth from mud but is not sullied by the faults of mud, so wisdom is capable of putting you in a situation of non-contradiction whereas there would be contradiction if you did not have wisdom. There is wisdom realizing impermanence, wisdom realizing that persons are empty, of being self-sufficient or substantially existent, wisdom that realizes the emptiness of duality-that is to say, of difference of entity between subject an object-and wisdom that realizes the emptiness of inherent existence. Though there are many different types of wisdom, the main of all these is the wisdom realizing emptiness.
Purity must be achieved by an indivisible unity of method and wisdom, symbolized by the final syllable hum, which indicates indivisibility. According to the sutra system, this indivisibility of method and wisdom refers to wisdom affected by method and method affected by wisdom. In the mantra, or tantric, vehicle, it refers to one consciousness in which there is the full form of both wisdom and method as one undifferentiable entity. In terms of the seed syllables of the five Conqueror Buddhas, hum is the seed syllable of Akshobhya - the immovable, the unfluctuating, that which cannot be disturbed by anything.
Thus the six syllables, om mani padme hum, mean that in dependence on the practice of a path which is an indivisible union of method and wisdom, you can transform your impure body, speech, and mind into the pure exalted body, speech, and mind of a Buddha. It is said that you should not seek for Buddhahood outside of yourself; the substances for the achievement of Buddhahood are within. As Maitreya says in his Sublime Continuum of the Great Vehicle (Uttaratantra), all beings naturally have the Buddha nature in their own continuum. We have within us the seed of purity, the essence of a One Gone Thus (Tathagatagarbha), that is to be transformed and fully developed into Buddhahood.

Đức Đạt-lai Lạt-ma thuyết giảng 
Hồng Như Việt dịch

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau. Ấy là Tuế đức là cương, Tuế đức hợp là nhu. Khi dùng có thể căn cứ vào nguyên tắc việc bên ngoài dùng cương, việc bên tron

PHÒNG NGỦ CÓ SÁT KHÍ CHIẾU ĐẾN SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CON CÁI

Việc bố trí phòng ngủ nói riêng cũng như nội thất của căn nhà nói chung khá phức tạp, nhất là những nhà có diện tích nhỏ hẹp hoặc có kiến trúc dạng ống, bởi trong lý luận phong thủy, bất kỳ căn nhà nào cũng có vượng khí, sinh khí, suy khí và sát khí chiếu đến từng vị trí cụ thể, việc bố trí nội thất cần phải dựa vào đó để giúp gia đạo an khang. Khi xét đến nội thất của căn nhà thì phòng ngủ được coi là vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tiền đồ của người nằm ngủ trong đó, vì vậy bố trí phòng ngủ cần phải tìm nơi khí sinh vượng, tránh nơi có sát khí chiếu đến. Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng học thuật phong thủy vào đời sống, chúng tôi đã gặp phải không ít trường hợp bố trí phòng ngủ sai với cách cục phong thủy, dẫn đến người nhà bệnh tật triền miên, việc thai sản cũng gặp khó khăn, điển hình là một gia đình sống tại phố Liễu Giai - Hà Nội. Ngôi nhà này xây dựng trong vận 8, tọa Quý hướng Đinh, kiêm Tý - Ngọ 5 độ, diễn số phong thủy như sau: Ngôi nhà có cách

Tử Vi Đẩu Số Thái Tuế Nhập Quái

Thái tuế nhập quái là cách xem do đại sư Tử Vân sáng lập. Cách xem này sử dụng yếu tố ngoại nhập vào lá số tử vi để đoán định. Thông tin ngoại nhập chính là địa chi. Anh tuổi gì ? tôi tuổi dog. Vậy là nạp chi Tuất vào xem. Có bốn tổ hợp tương tác: tuổi với tuổi, cung với tuổi, tuổi với cung và cung với cung.  Để tìm được yếu tố cung, bắt buộc phải có lá số trong tay. Nếu chỉ biết được tuổi của người đó thì không thể xem được theo phương pháp cung-cung. Còn trong dân gian thì hay hỏi ai đó tuổi gì, rồi đối chiếu với nhau. Như tuổi mão xung tuổi dậu. Cách xét tương tác tuổi với tuổi không sai, nhưng thô thiển. Nói cách khác, nếu lá số tử vi lập ra từ 5 yếu tố: năm tháng ngày giờ và giới tính. Thì cách lấy tuổi xét tương tác chỉ lấy địa chi của năm sinh, đương nhiên thô thiển. Cho nên mức độ chính xác có phần giới hạn. Quay lại cách xem thái tuế nhập quái của Tử Vân. Nói đơn giản là với lá số đó, thì khi nhập tuổi khác lên các cung, xét được tương tác của chủ nhân lá số với tuổi đó như th