Trước khi tự thiêu, Ngài có để lại một bức thư gọi là "Lời nguyện tâm quyết", nói rõ chủ định và nguyện vọng của Ngài.
Bồ-tát Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Ngài sinh trong một gia đình có 7 anh chị em, thân sinh là cụ ông Lâm Hữu Ứng và cụ bà Nguyễn Thị Nương.
Lên 7 tuổi, Ngài được song thân cho xuất gia thụ giáo với Hòa thượng Như Đạt - Minh Lý, tự Hoằng Thâm, thuộc dòng thiền Chúc Thánh, là cậu ruột, được Hòa thượng nhận làm con và chính thức đổi tên họ là Nguyễn Văn Khiết.
Bồ Tát Thích Quảng Đức ( 1897 - 1963 )
Năm 15 tuổi, Ngài thọ giới Sa-di, năm 20 tuổi thọ giới Tỳ-kheo và Bồ-tát, được ban pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hạnh Pháp, pháp hiệu Quảng Đức. Sau đó, Ngài phát nguyện nhập thất tu ba năm trên một ngọn núi ở Ninh Hòa. Về sau, Ngài có lập trên núi này một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc tự.
Rời núi, Ngài vân du hóa đạo một mình với chiếc bình bát theo hạnh đầu đà (khất thực). Hai năm mãn nguyện, Ngài lại quay về nhập thất tại chùa Sắc tứ Thiên Ân ở Ninh Hòa, gần thành phố Nha Trang.
Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, Đại lão Hòa thượng Hải Đức đến nơi Ngài đang nhập thất thăm hỏi, mời Ngài nhận chức Chứng minh Đạo sư cho Chi hội Phật học Ninh Hòa. Ba năm sau, Ngài được thỉnh cử giữ chức Kiểm Tăng cho Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa. Trong thời gian hành đạo tại miền Trung, Ngài đã kiến tạo và trùng tu tất cả 14 ngôi chùa.
Năm 1943, rời Khánh Hòa vào Nam, Ngài hành đạo khắp các tỉnh Sàigòn - Gia Định, Định Tường, Tây Ninh, Bà Rịa xuống đến Hà Tiên. Ngài cũng đã từng sang Nam Vang (Phnom Penh, Campuchia) lưu trú ba năm, vừa giáo hóa các Phật tử kiều bào, vừa nghiên cứu kinh điển Pali và Phật giáo Nam tông.
Lúc mới vào Nam, Ngài đã lưu trú tại chùa Long Vĩnh (quận 3 - Sài Gòn) một thời gian dài, nên dân chúng quen gọi Ngài là Hòa thượng Long Vĩnh, Ngài còn có hiệu là Thích Giác Tánh. Suốt thời gian hóa độ chúng sinh, bất cứ nơi nào, Ngài cũng dốc lòng làm tròn nhiệm vụ của một sứ giả Như Lai, kế tục các thế hệ Tổ sư truyền giáo, chăm lo tô bồi công đức, hoằng dương Chánh pháp.
Năm 1953, Ngài được thỉnh cử vào chức vụ Phó Trị sự và Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội Tăng-già Nam Việt, đồng thời lãnh nhiệm vụ trú trì chùa Phước Hòa ở Bàn Cờ, là nơi đặt trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt.
Năm 1958, khi trụ sở của Hội dời về chùa Xá Lợi, Ngài nhận thấy tuổi cao, và với bản nguyện “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”, nên đã xin thôi mọi chức vụ để có đủ thì giờ an tâm tu niệm. Tuy nhiên, vốn có tâm từ bi, Ngài vẫn để cho gót chân vân du hành đạo ghi dấu nhiều nơi, khi thì chùa Quán Thế Âm ở Gia Định, lúc lại tới chùa Long Phước, xã Ninh Quang, tỉnh Khánh Hòa, dùng mọi phương tiện thích ứng hướng dẫn hậu sinh mê mờ quay về chánh đạo.
Trong phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam vào năm 1963 đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, Ngài vẫn tích cực tham gia. Chính sách kỳ thị tôn giáo và đàn áp Phật tử của Ngô Đình Diệm ngày một nặng nề và khốc liệt. Máu Phật tử đã đổ ở Đài Phát thanh Huế. Chùa chiền bị phong tỏa, Phật tử bị bắt bớ khắp nơi. Để thức tỉnh Tổng thống Ngô Đình Diệm và tập đoàn của ông đang đắm chìm trong vô minh sớm đáp ứng năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo đồ, đồng thời để cho thế giới nhận thấy cuộc đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng của Phật tử Việt Nam là chính đáng, Ngài đã quyết định thực hiện tâm nguyện của mình là được thiêu đốt nhục thân để cúng dường chư Phật và bảo vệ Đạo pháp, bởi Ngài nhận ra rằng thân ngũ uẩn này chỉ là giả tạm, chỉ có làm sao cho Chánh pháp được trường tồn mới là hạnh nguyện cao cả để Ngài phục vụ chân lý bất diệt.
Ngày 20 tháng 4 nhuần năm Quý Mão, tức ngày 11-6-1963, cuộc diễu hành rước di ảnh các Thánh tử đạo của trên 800 vị Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni và Phật tử từ chùa Phật Bửu đến chùa Xá Lợi, khi đoàn diễu hành tiến đến ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám, quận 3, TP.Hồ Chí Minh), Ngài từ trên xe hơi bước xuống, tự tẩm xăng thấm ướt mấy lớp cà-sa, ngồi kiết già trên mặt đường, tự châm lửa giữa hàng mấy trăm Tăng Ni đang vây quanh chắp tay cầu nguyện. Ngọn lửa bốc cao, phủ kín thân mình, Ngài vẫn an nhiên chắp tay tĩnh tọa.
Gần 15 phút sau, lửa tàn và Ngài ngã xuống, tay vẫn còn quyết ấn tam muội.
Nhục thân của Ngài được rước về quàn tại chùa Xá Lợi hơn một tuần lễ. Đến ngày 20-6-1963, Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo cùng tất cả chư Tăng Ni và Phật tử tổ chức lễ rước đưa về An dưỡng địa, cử hành trọng thể lễ trà tỳ.
Sau khi hỏa thiêu suốt ngày, trong lò thiêu đến 4.000 độ - xương thịt cháy tiêu hết, duy chỉ có trái tim của Ngài vẫn còn nguyên, được thiêu lần thứ hai vẫn không cháy.
Cái chết phi phàm của Bồ-tát Thích Quảng Đức đã làm chấn động dư luận khắp hoàn cầu. Báo chí thế giới đăng tin lên trang đầu cùng hình ảnh tự thiêu của Ngài. Việc Ngài tự thiêu, được đồng bào cả nước biết ngay chiều hôm đó, và đã gây xúc động sâu xa trong mọi tầng lớp, không phân biệt tôn giáo. Sự hy sinh vì đạo của Ngài đã làm cho Ngô Đình Diệm vô cùng hoảng hốt và lo sợ, tìm mọi cách đối phó với Phật giáo bằng những thủ đoạn thâm độc hơn, và chính điều đó cũng làm cho phong trào đấu tranh của Phật giáo trở nên cuồn cuộn như sóng thần để đi đến kết thúc là ngày 1-11-1963, chế độ độc tài, gia đình trị của họ Ngô sụp đổ, Phật giáo Việt Nam thoát qua một pháp nạn.
Trước khi tự thiêu, Ngài có để lại một bức thư gọi là “Lời nguyện tâm quyết”, nói rõ chủ định và nguyện vọng của Ngài. Điều đáng ghi nhớ là toàn văn bức thư này đã không chứa đựng một mảy may hận thù và tuyệt vọng nào, mà trái lại còn toát lên tình thương.
Ngoài ra, Ngài còn để lại năm bài kệ, dặn dò bổn đạo và đệ tử sống theo Bát Chánh đạo và Lục hòa, đoàn kết và giữ vững niềm tin trong đạo pháp.
Cũng như ở miền Trung, hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, Ngài đã khai sơn và đại trùng tu được 17 ngôi chùa. Cảnh chùa cuối cùng Ngài trú trì là chùa Quán Thế Âm, tại Gia Định, Sài Gòn. Như vậy, Ngài đã có công xây dựng và trùng tu cả thảy 31 ngôi chùa ở miền Trung và miền Nam nước ta.
Để ghi nhớ công hạnh của Ngài, sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời, Hội đồng Lưỡng viện Tăng thống và Hóa đạo trong một phiên họp trước ngày Phật đản năm 1964, đã đồng thanh quyết nghị cung kính suy tôn Ngài pháp vị BỒ-TÁT. Sau ngày đất nước thống nhất, Nhà nước đã dùng pháp hiệu của Ngài đặt tên cho đường Nguyễn Huệ cũ trước chùa Quán Thế Âm là đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận.
Quả tim Bồ-tát Quảng Đức là một chứng minh cụ thể cho tấm lòng của muôn người con Phật luôn yêu chuộng hòa bình tự do và bình đẳng nhưng cũng bất khuất trước nạn cường quyền và áp bức. Trái tim ấy trở thành biểu tượng tinh thần của Phật giáo Việt Nam và là trái tim của nhân loại đã và đang đấu tranh mãi cho tự do hòa bình, hạnh phúc nhân sinh.
Rời núi, Ngài vân du hóa đạo một mình với chiếc bình bát theo hạnh đầu đà (khất thực). Hai năm mãn nguyện, Ngài lại quay về nhập thất tại chùa Sắc tứ Thiên Ân ở Ninh Hòa, gần thành phố Nha Trang.
Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, Đại lão Hòa thượng Hải Đức đến nơi Ngài đang nhập thất thăm hỏi, mời Ngài nhận chức Chứng minh Đạo sư cho Chi hội Phật học Ninh Hòa. Ba năm sau, Ngài được thỉnh cử giữ chức Kiểm Tăng cho Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa. Trong thời gian hành đạo tại miền Trung, Ngài đã kiến tạo và trùng tu tất cả 14 ngôi chùa.
Năm 1943, rời Khánh Hòa vào Nam, Ngài hành đạo khắp các tỉnh Sàigòn - Gia Định, Định Tường, Tây Ninh, Bà Rịa xuống đến Hà Tiên. Ngài cũng đã từng sang Nam Vang (Phnom Penh, Campuchia) lưu trú ba năm, vừa giáo hóa các Phật tử kiều bào, vừa nghiên cứu kinh điển Pali và Phật giáo Nam tông.
Lúc mới vào Nam, Ngài đã lưu trú tại chùa Long Vĩnh (quận 3 - Sài Gòn) một thời gian dài, nên dân chúng quen gọi Ngài là Hòa thượng Long Vĩnh, Ngài còn có hiệu là Thích Giác Tánh. Suốt thời gian hóa độ chúng sinh, bất cứ nơi nào, Ngài cũng dốc lòng làm tròn nhiệm vụ của một sứ giả Như Lai, kế tục các thế hệ Tổ sư truyền giáo, chăm lo tô bồi công đức, hoằng dương Chánh pháp.
Năm 1953, Ngài được thỉnh cử vào chức vụ Phó Trị sự và Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội Tăng-già Nam Việt, đồng thời lãnh nhiệm vụ trú trì chùa Phước Hòa ở Bàn Cờ, là nơi đặt trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt.
Năm 1958, khi trụ sở của Hội dời về chùa Xá Lợi, Ngài nhận thấy tuổi cao, và với bản nguyện “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”, nên đã xin thôi mọi chức vụ để có đủ thì giờ an tâm tu niệm. Tuy nhiên, vốn có tâm từ bi, Ngài vẫn để cho gót chân vân du hành đạo ghi dấu nhiều nơi, khi thì chùa Quán Thế Âm ở Gia Định, lúc lại tới chùa Long Phước, xã Ninh Quang, tỉnh Khánh Hòa, dùng mọi phương tiện thích ứng hướng dẫn hậu sinh mê mờ quay về chánh đạo.
Trong phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam vào năm 1963 đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, Ngài vẫn tích cực tham gia. Chính sách kỳ thị tôn giáo và đàn áp Phật tử của Ngô Đình Diệm ngày một nặng nề và khốc liệt. Máu Phật tử đã đổ ở Đài Phát thanh Huế. Chùa chiền bị phong tỏa, Phật tử bị bắt bớ khắp nơi. Để thức tỉnh Tổng thống Ngô Đình Diệm và tập đoàn của ông đang đắm chìm trong vô minh sớm đáp ứng năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo đồ, đồng thời để cho thế giới nhận thấy cuộc đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng của Phật tử Việt Nam là chính đáng, Ngài đã quyết định thực hiện tâm nguyện của mình là được thiêu đốt nhục thân để cúng dường chư Phật và bảo vệ Đạo pháp, bởi Ngài nhận ra rằng thân ngũ uẩn này chỉ là giả tạm, chỉ có làm sao cho Chánh pháp được trường tồn mới là hạnh nguyện cao cả để Ngài phục vụ chân lý bất diệt.
Ngày 20 tháng 4 nhuần năm Quý Mão, tức ngày 11-6-1963, cuộc diễu hành rước di ảnh các Thánh tử đạo của trên 800 vị Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni và Phật tử từ chùa Phật Bửu đến chùa Xá Lợi, khi đoàn diễu hành tiến đến ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám, quận 3, TP.Hồ Chí Minh), Ngài từ trên xe hơi bước xuống, tự tẩm xăng thấm ướt mấy lớp cà-sa, ngồi kiết già trên mặt đường, tự châm lửa giữa hàng mấy trăm Tăng Ni đang vây quanh chắp tay cầu nguyện. Ngọn lửa bốc cao, phủ kín thân mình, Ngài vẫn an nhiên chắp tay tĩnh tọa.
Gần 15 phút sau, lửa tàn và Ngài ngã xuống, tay vẫn còn quyết ấn tam muội.
Nhục thân của Ngài được rước về quàn tại chùa Xá Lợi hơn một tuần lễ. Đến ngày 20-6-1963, Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo cùng tất cả chư Tăng Ni và Phật tử tổ chức lễ rước đưa về An dưỡng địa, cử hành trọng thể lễ trà tỳ.
Sau khi hỏa thiêu suốt ngày, trong lò thiêu đến 4.000 độ - xương thịt cháy tiêu hết, duy chỉ có trái tim của Ngài vẫn còn nguyên, được thiêu lần thứ hai vẫn không cháy.
Cái chết phi phàm của Bồ-tát Thích Quảng Đức đã làm chấn động dư luận khắp hoàn cầu. Báo chí thế giới đăng tin lên trang đầu cùng hình ảnh tự thiêu của Ngài. Việc Ngài tự thiêu, được đồng bào cả nước biết ngay chiều hôm đó, và đã gây xúc động sâu xa trong mọi tầng lớp, không phân biệt tôn giáo. Sự hy sinh vì đạo của Ngài đã làm cho Ngô Đình Diệm vô cùng hoảng hốt và lo sợ, tìm mọi cách đối phó với Phật giáo bằng những thủ đoạn thâm độc hơn, và chính điều đó cũng làm cho phong trào đấu tranh của Phật giáo trở nên cuồn cuộn như sóng thần để đi đến kết thúc là ngày 1-11-1963, chế độ độc tài, gia đình trị của họ Ngô sụp đổ, Phật giáo Việt Nam thoát qua một pháp nạn.
Trước khi tự thiêu, Ngài có để lại một bức thư gọi là “Lời nguyện tâm quyết”, nói rõ chủ định và nguyện vọng của Ngài. Điều đáng ghi nhớ là toàn văn bức thư này đã không chứa đựng một mảy may hận thù và tuyệt vọng nào, mà trái lại còn toát lên tình thương.
Ngoài ra, Ngài còn để lại năm bài kệ, dặn dò bổn đạo và đệ tử sống theo Bát Chánh đạo và Lục hòa, đoàn kết và giữ vững niềm tin trong đạo pháp.
Cũng như ở miền Trung, hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, Ngài đã khai sơn và đại trùng tu được 17 ngôi chùa. Cảnh chùa cuối cùng Ngài trú trì là chùa Quán Thế Âm, tại Gia Định, Sài Gòn. Như vậy, Ngài đã có công xây dựng và trùng tu cả thảy 31 ngôi chùa ở miền Trung và miền Nam nước ta.
Để ghi nhớ công hạnh của Ngài, sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời, Hội đồng Lưỡng viện Tăng thống và Hóa đạo trong một phiên họp trước ngày Phật đản năm 1964, đã đồng thanh quyết nghị cung kính suy tôn Ngài pháp vị BỒ-TÁT. Sau ngày đất nước thống nhất, Nhà nước đã dùng pháp hiệu của Ngài đặt tên cho đường Nguyễn Huệ cũ trước chùa Quán Thế Âm là đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận.
Quả tim Bồ-tát Quảng Đức là một chứng minh cụ thể cho tấm lòng của muôn người con Phật luôn yêu chuộng hòa bình tự do và bình đẳng nhưng cũng bất khuất trước nạn cường quyền và áp bức. Trái tim ấy trở thành biểu tượng tinh thần của Phật giáo Việt Nam và là trái tim của nhân loại đã và đang đấu tranh mãi cho tự do hòa bình, hạnh phúc nhân sinh.
(Theo bản soạn thảo của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam)
LƯỢNG THIÊN XÍCH. St
Nhận xét
Đăng nhận xét