Chuyển đến nội dung chính

TRƯNG BÀY TƯỢNG TAM ĐA THUẬN PHONG THỦY

Trường thọ, danh tiếng và tiền tài chính là ba yếu tố tốt đẹp nhất của vận may mà con người luôn tin tưởng sẽ có được nhờ Phúc, Lộc, Thọ - ba vị thần đại diện cho lĩnh vực tài lộc. Giống như hầu hết các giải pháp phong thủy, ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ mang đến những điều mà con người hy vọng trong nhiều thế kỷ qua, đó là sự giàu có, quyền lực và may mắn bên cạnh cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.
Tượng ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ khi nhìn vào không giống với một giải pháp phong thủy mà là một cái gì đó sẽ mang lại may mắn, sự giàu có và hạnh phúc, đương nhiên còn có cả sức khỏe tốt và thành công. Vì vậy, về mặt này có thể nói rằng ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ đáp ứng cùng một mục đích giống như các giải pháp phong thủy tài lộc phổ biến khác.

Phúc, Lộc, Thọ - ba vị thần biểu tượng cho sự may mắn, giàu có và tuổi thọ.


Ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ có điểm gì khác nhau? Tại sao bạn nên chọn ba vị thần đại diện cho vận may (còn được gọi là ba vị thần thông thái hoặc ba vị thần bất tử) để trưng bày trong nhà hoặc văn phòng làm việc? Ba vị thần này có được con người thờ cúng hay không? Có nguyên tắc nào cần tuân theo ghi trưng bày tượng thần Phúc, Lộc, Thọ hay không? Hãy cùng khám phá.

Câu chuyện về ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ
Theo nhiều nguồn phong thủy khác nhau, có rất nhiều truyền thuyết về ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ. Một trong những truyền thuyết phổ biến nhất dựa trên niềm tin rằng ba vị thần chính là hiện thân của những năng lượng thiên đường cụ thể đã có sẵn vì lợi ích của con người.
Phúc thần chủ về may mắn, sức khỏe và hạnh phúc. Tương truyền, ông Phúc là một quan thanh liêm của triều đình. Theo quan niệm xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên đôi khi còn thấy có một đứa trẻ đang nắm lấy áo ông Phúc, hoặc nhiều đứa trẻ vây quanh ông hay là có hình ảnh con dơi bay xuống ông (dơi phát âm giống "phúc").

Sự hiện hữu của ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ đảm bảo cho gia chủ sức khỏe, sự thịnh vượng và tài lộc.

Lộc thần hay Thần Tài chủ về sự giàu có, thịnh vượng. Theo truyền thuyết, ông Lộc được sinh tại Giang Tây, sống trong thời Thục Hán của Trung Quốc, ông còn là một quan lớn của triều đình, có nhiều tiền của. Ông thường mặc áo màu xanh lục vì trong tiếng Hoa, "lộc" phát âm gần với "lục", hoặc thường có một con hươu đứng bên cạnh (hươu cũng được phát âm giống "lộc").
Thọ thần chủ về sự sống lâu. Vị thần này gắn liền với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm có con hạc.

Cách trưng bày tượng ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ
Tượng ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ luôn luôn được đặt ở những vị trí cao ráo và có năng lượng tốt, ví dụ như đặt trên một chiếc bàn cao trong phòng khách hoặc trên một chiếc kệ cao tại văn phòng làm việc. Đặt tượng Phúc, Lộc, Thọ ở những vị trí và bề mặt thấp, trong phòng bếp, phòng tắm hay phòng ngủ đều được đánh giá là sự thiếu tôn trọng và rất xấu theo phong thủy.

Lưu ý trưng bày tượng Phúc, Lộc, Thọ ở vị trí trang trọng nhất trong nhà để tỏ lòng tôn kính và thu hút được nhiều vượng khí hơn.

Ba ông Phúc, Lộc, Thọ luôn được đặt cạnh nhau, không bao giờ tách rời và theo thứ tự cụ thể. Bên trái luôn luôn là ông Phúc với tất cả nguồn năng lượng phước lành và may mắn. Ở giữa là ông Lộc với niềm tin về sự thành công và tài chính ổn định. Ông Thọ luôn ở bên trái, mỉm cười và ban tặng những món quà của tuổi thọ và cuộc sống yên bình.
Mặc dù được gọi là thần nhưng ông Phúc, Lộc, Thọ không được con người thờ cúng bởi vì niềm tin chỉ cần trưng bày tượng ba vị thần này trong nhà hoặc văn phòng làm việc cũng đủ thu hút vượng khí chủ về phúc, lộc, thọ.
Tượng Phúc, Lộc, Thọ nên được trưng bày trong phòng khách, phòng làm việc, quầy kinh doanh. Mặt cả ba vị thần cùng nhìn ra phía cửa chính.

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau....

NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN CỦA KIM THẦN THẤT SÁT

Kim Thần Thất Sát được mô tả trong các sách cổ gồm có hai thuyết. Thuyết thứ nhất lấy bảy vị sao trong Nhị Thập Bát Tú là Giác, Cang, Khuê, Lâu, Ngưu, Quỷ, Tinh gọi là Kim Thần Thất Sát. Trong bảy vị sao trên có Cang Kim Long, Ngưu Kim Ngưu, Lâu Kim Cẩu, Quỷ Kim Dương đều thuộc hành Kim. Còn hai sao là Giác Mộc Giao và Khuê Mộc Lang đều thuộc hành Mộc. Sao Tinh Nhật Mã thuộc Thái Dương. Theo thuyết này, ta nhận thấy trong bảy ngôi sao đó, Bốn sao thuộc hành Kim, Hai sao thuộc hành Mộc. Và có hai cát tinh là Giác và Lâu, còn lại năm sao kia là hung. Riêng sao Giác chỉ xấu về việc sửa chữa mồ mả, còn về cưới gả và tu tạo nhà cửa thì lại rất tốt. Vậy tại sao người xưa lại xếp năm sao hành Kim và hai sao hành Mộc là Kim Thần Thất Sát? Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Còn việc gặp sao tốt thì dùng, sao xấu thì tránh là điều đương nhiên, dù nó không phải là Kim Thần Thất Sát cũng không dám dùng. Kim Thần Thất Sát Lập Thành. Thuyết thứ hai cũng...

LUẬN VỀ THIÊN KHÔI THIÊN VIỆT

Thiên Khôi, Thiên Việt còn có một tên gọi khác là Thiên Ất Quí Nhân. Những tên gọi này thường dùng trong khoa Tử Bình, ít nhất trong khoa Tử Vi. Cả hai chủ về khoa danh, nhưng còn nên hiểu thêm một ý nghĩa khác nữa như là cơ hội để cho khỏi bị bó hẹp. Nếu Xương Khúc chủ khoa danh rồi thì lại Khôi Việt cũng khoa danh thì ý nghĩa trở thành lẫn lộn. Thật ra cổ nhân có phân biệt, Xương Khúc thì thông minh tài trí, văn chương học vấn, còn Khôi Việt thì tạo đất dụng võ cho thông minh tài trí và văn chương học vấn. Thi cử Xương Khúc có lợi, nhưng ra làm việc Khôi Việt mới thuận. Có câu phú rằng: Khoa Quyền ngộ Khôi Việt dị thành công Xương Khúc hữu Âm Dương nhi đắc lực Nghĩa là Khoa Quyền được Khôi Việt dễ thành công hơn, và Xương Khúc gặp Nhật Nguyệt đắc lực hơn. Thiên Khôi đi theo đường chánh, Thiên Việt đi với dị lộ (dị lộ không phải là đường tà mà là đường khác người). Qua bảng thần thoại theo truyền thuyết Thiên Khôi cầm bút chu sa ghi tên những ai đăng khoa xuất sĩ. Bởi thế khi các sĩ t...