Chuyển đến nội dung chính

VÔ TÌNH RƯỚC VONG VỀ NHÀ VÌ CÚNG CÔ HỒN SAI CÁCH

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 Âm lịch là tháng của cô hồn (hồn người chết lẻ loi, không ai cúng vái), tháng của quỷ đói, là tháng mở cửa địa ngục. Lễ cúng thí thức cô hồn (còn gọi là cúng chúng sinh) được diễn ra từ ngày mùng 1 đến 15/7 (Âm lịch). Lễ này được coi là một hành động nhân đạo, cứu giúp cho những linh hồn khốn khổ.
Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng cô hồn bằng các món ăn chay. Theo đó, lễ cúng cô hồn thường không có xôi, thịt gà, thịt heo... Ngoài ra, khi rải tiền vàng ra mâm, cần để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Lễ cúng được bày và làm ở ngoài trời.
Một số lễ vật cần chuẩn bị trong cúng cô hồn: Tiền vàng (từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ); Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc); Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc; Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá); Khi cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa). Nước lã.
Cháo loãng được coi là món không thể thiếu khi cúng cô hồn bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường. Tuy nhiên, nhiều người đã vô tình bỏ qua đồ cúng này.
Lễ cúng cô hồn thường được làm ngoài trời hay trước cửa chính ngôi nhà. Nếu không muốn cúng tại nhà thì có thể cúng trong chùa.
Nhiều gia đình mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh nhưng khi xong không biết mời đi nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ.
Dân gian quan niệm, trong tháng 7 Âm - tháng của ma quỷ, nếu cúng cô hồn sai cách thì sẽ vô tình rước vong về nhà. 
Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở nước ta có tục giật cô hồn, tức người sống giành giật những mâm cúng, rồi người ta thường đốt vàng mã cho cô hồn, cho tiền người sống bằng cách thảy tiền (đồng tiền bằng kim khí đang lưu hành) cùng với bánh kẹo. Họ tin nếu người sống mà giành giật càng đông, tức họ đã mua chuộc được lũ cô hồn các đảng không đến quấy phá gia đình mình.
Dân gian cũng quan niệm người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà (nếu không ai giành giật thì bỏ vào túi cho người ăn mày). Tuy nhiên, theo thông tin trên báo Giác Ngộ Online, các phẩm vật cúng cô hồn như chè cháo, cơm canh vì cúng ở ngoài trời trong một thời gian khá dài nên bị nguội lạnh, đôi lúc bị ruồi kiến quấy phá, nhang khói vương vãi nên không mấy an toàn cho sức khỏe, do vậy mà hầu hết người ta e ngại không dám dùng. Còn các phẩm vật khác như kẹo bánh trái còn bao bì và vỏ bọc nguyên vẹn thì vẫn dùng được. Những phẩm vật này người cúng có thể dùng hay cho những người khác dùng, không nên bỏ đi sẽ hoang phí và mang tội.
Tuy nhiên trong thực tế, phần đông là sau khi cúng thí cô hồn xong, vừa “xả giàn” thì “cô hồn sống” liền ùa vào và nhanh chóng lấy sạch tất cả các phẩm vật, người cúng chỉ lo thu lượm chén bát và dọn dẹp bàn ghế mà chẳng phải bận tâm (dùng được hay không) vì chẳng còn gì cả.
Quỷ đói trong quan niệm dân gian
Trong số những cô hồn, ma quỷ hay phá quấy người dân, dân gian xưa thường xuyên nhắc tới ngạ quỷ (quỷ đói). Trong các thuyết Phật giáo, người ta cho rằng, ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.
Tín ngưỡng dân gian cũng lưu truyền một sự tích khác về quỷ đói. Tương truyền có một gia đình nọ giàu có nhờ bán nước mía. Một hôm, có một nhà sư tới xin nước mía về để chữa bệnh. Người chồng đi vắng, dặn vợ ở nhà tiếp đãi nhà sư cẩn thận. Nhưng bà vợ tham lam, keo kiệt đã lén đi tiểu vào bát của nhà sư, sau đó trộn chung với nước mía. Nhà sư tinh thông biết chuyện, đã đổ bát nước đi và bỏ về. Sau này, người vợ chết đi, do tội lỗi của mình nên bị đầu thai thành thứ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu, nhớp nhúa, gọi là quỷ đói.

LƯỢNG THIÊN XÍCH. St
(Nguồn: Phatgiaovtv)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau. Ấy là Tuế đức là cương, Tuế đức hợp là nhu. Khi dùng có thể căn cứ vào nguyên tắc việc bên ngoài dùng cương, việc bên tron

PHÒNG NGỦ CÓ SÁT KHÍ CHIẾU ĐẾN SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CON CÁI

Việc bố trí phòng ngủ nói riêng cũng như nội thất của căn nhà nói chung khá phức tạp, nhất là những nhà có diện tích nhỏ hẹp hoặc có kiến trúc dạng ống, bởi trong lý luận phong thủy, bất kỳ căn nhà nào cũng có vượng khí, sinh khí, suy khí và sát khí chiếu đến từng vị trí cụ thể, việc bố trí nội thất cần phải dựa vào đó để giúp gia đạo an khang. Khi xét đến nội thất của căn nhà thì phòng ngủ được coi là vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tiền đồ của người nằm ngủ trong đó, vì vậy bố trí phòng ngủ cần phải tìm nơi khí sinh vượng, tránh nơi có sát khí chiếu đến. Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng học thuật phong thủy vào đời sống, chúng tôi đã gặp phải không ít trường hợp bố trí phòng ngủ sai với cách cục phong thủy, dẫn đến người nhà bệnh tật triền miên, việc thai sản cũng gặp khó khăn, điển hình là một gia đình sống tại phố Liễu Giai - Hà Nội. Ngôi nhà này xây dựng trong vận 8, tọa Quý hướng Đinh, kiêm Tý - Ngọ 5 độ, diễn số phong thủy như sau: Ngôi nhà có cách

Tử Vi Đẩu Số Thái Tuế Nhập Quái

Thái tuế nhập quái là cách xem do đại sư Tử Vân sáng lập. Cách xem này sử dụng yếu tố ngoại nhập vào lá số tử vi để đoán định. Thông tin ngoại nhập chính là địa chi. Anh tuổi gì ? tôi tuổi dog. Vậy là nạp chi Tuất vào xem. Có bốn tổ hợp tương tác: tuổi với tuổi, cung với tuổi, tuổi với cung và cung với cung.  Để tìm được yếu tố cung, bắt buộc phải có lá số trong tay. Nếu chỉ biết được tuổi của người đó thì không thể xem được theo phương pháp cung-cung. Còn trong dân gian thì hay hỏi ai đó tuổi gì, rồi đối chiếu với nhau. Như tuổi mão xung tuổi dậu. Cách xét tương tác tuổi với tuổi không sai, nhưng thô thiển. Nói cách khác, nếu lá số tử vi lập ra từ 5 yếu tố: năm tháng ngày giờ và giới tính. Thì cách lấy tuổi xét tương tác chỉ lấy địa chi của năm sinh, đương nhiên thô thiển. Cho nên mức độ chính xác có phần giới hạn. Quay lại cách xem thái tuế nhập quái của Tử Vân. Nói đơn giản là với lá số đó, thì khi nhập tuổi khác lên các cung, xét được tương tác của chủ nhân lá số với tuổi đó như th