Chuyển đến nội dung chính

ÁN MẠNG XẢY RA DO SÁT KHÍ BỊ KÍCH ĐỘNG TRÙNG TRÙNG

Trong quá trình tư vấn phong thủy, tôi đã gặp và chứng kiến rất nhiều nghiệm chứng do phong thủy tác động đến đời sống con người. Có nhiều chuyện vui nhưng cũng có những chuyện đau buồn do người mất, nhà tan. Trong những ứng nghiệm đó có một chuyện đã lập tức in sâu vào tâm trí tôi, không phải vì sự linh ứng như thần của Phong thủy, mà đó là sự đau thương và mất mát rất to lớn mà người nhà phải gánh chịu.

Năm 1994, gia đình ông Đ xây một ngôi biệt thự tại quận Tây Hồ - Hà Nội, tọa Hợi hướng Tị, diễn số Phong thủy như sau:


Ngôi biệt thự này có cách cục Hỏa khanh, sơn thủy đảo nghịch nên đại bại cả đinh lẫn tài. Hướng nhà không có vượng khí chiếu đến, thay vào đó là sát khí Ngũ hoàng, lại có cục Thương kiếm sát tại đó nên tài chính không những hao tán mà còn phát sinh tai họa, bệnh về phổi, họng và chuyện thương tật do dao kéo, búa rìu hoặc tai nạn giao thông gây ra.

Tra kỹ hơn thì thấy năm Giáp tuất khởi công, Lưu niên Ngũ hoàng đại sát và Tuế phá chiếu đến hướng, Thái tuế chiếu đến tọa. Sát khí trùng trùng như vậy lại tiến hành xây dựng thì tai họa đến là điều khó tránh.

Sau quả nhiên được phản hồi từ con trai của chủ nhà, nói sau khi xây dựng nhà này xong thì trong nhà xảy ra đại họa. Tất cả cũng chỉ vì tranh chấp đất cát mà ra. Người em trai trong lúc cãi nhau với anh rể đã cầm dao truy sát, chị gái (Là vợ của người bị truy sát) thấy vậy liền chạy qua ôm sau lưng em trai để cứu chồng mình, người em trai gỡ ra không được liền quay dao ra sau đâm chết chị, bản thân người em trai đó cũng bị lĩnh án tử hình nhưng sau được giảm xuống chung thân.

Một kết cục buồn ứng với khí số Phong thủy của một ngôi nhà đã để lại hình ảnh sâu đậm trong tôi, vì vậy khuyên mọi người trước khi tiến hành làm nhà phải xem xét kỹ để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.


LƯỢNG THIÊN XÍCH

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau....

NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN CỦA KIM THẦN THẤT SÁT

Kim Thần Thất Sát được mô tả trong các sách cổ gồm có hai thuyết. Thuyết thứ nhất lấy bảy vị sao trong Nhị Thập Bát Tú là Giác, Cang, Khuê, Lâu, Ngưu, Quỷ, Tinh gọi là Kim Thần Thất Sát. Trong bảy vị sao trên có Cang Kim Long, Ngưu Kim Ngưu, Lâu Kim Cẩu, Quỷ Kim Dương đều thuộc hành Kim. Còn hai sao là Giác Mộc Giao và Khuê Mộc Lang đều thuộc hành Mộc. Sao Tinh Nhật Mã thuộc Thái Dương. Theo thuyết này, ta nhận thấy trong bảy ngôi sao đó, Bốn sao thuộc hành Kim, Hai sao thuộc hành Mộc. Và có hai cát tinh là Giác và Lâu, còn lại năm sao kia là hung. Riêng sao Giác chỉ xấu về việc sửa chữa mồ mả, còn về cưới gả và tu tạo nhà cửa thì lại rất tốt. Vậy tại sao người xưa lại xếp năm sao hành Kim và hai sao hành Mộc là Kim Thần Thất Sát? Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Còn việc gặp sao tốt thì dùng, sao xấu thì tránh là điều đương nhiên, dù nó không phải là Kim Thần Thất Sát cũng không dám dùng. Kim Thần Thất Sát Lập Thành. Thuyết thứ hai cũng...

LUẬN VỀ THIÊN KHÔI THIÊN VIỆT

Thiên Khôi, Thiên Việt còn có một tên gọi khác là Thiên Ất Quí Nhân. Những tên gọi này thường dùng trong khoa Tử Bình, ít nhất trong khoa Tử Vi. Cả hai chủ về khoa danh, nhưng còn nên hiểu thêm một ý nghĩa khác nữa như là cơ hội để cho khỏi bị bó hẹp. Nếu Xương Khúc chủ khoa danh rồi thì lại Khôi Việt cũng khoa danh thì ý nghĩa trở thành lẫn lộn. Thật ra cổ nhân có phân biệt, Xương Khúc thì thông minh tài trí, văn chương học vấn, còn Khôi Việt thì tạo đất dụng võ cho thông minh tài trí và văn chương học vấn. Thi cử Xương Khúc có lợi, nhưng ra làm việc Khôi Việt mới thuận. Có câu phú rằng: Khoa Quyền ngộ Khôi Việt dị thành công Xương Khúc hữu Âm Dương nhi đắc lực Nghĩa là Khoa Quyền được Khôi Việt dễ thành công hơn, và Xương Khúc gặp Nhật Nguyệt đắc lực hơn. Thiên Khôi đi theo đường chánh, Thiên Việt đi với dị lộ (dị lộ không phải là đường tà mà là đường khác người). Qua bảng thần thoại theo truyền thuyết Thiên Khôi cầm bút chu sa ghi tên những ai đăng khoa xuất sĩ. Bởi thế khi các sĩ t...