Chuyển đến nội dung chính

NÊN THẮP MẤY NÉN HƯƠNG TRÊN BÀN THỜ?

Đối với Phật gia mà nói, cần thành tâm niệm Phật dâng hương mới có thể được thần tiên, bồ tát, Phật tổ phù hộ. Còn Đạo gia lại dùng hương để thờ cúng thần linh trên trời, dưới đất, và trần gian, không chỉ là sự tôn trọng đối với thần linh, mà còn là cầu nối với Tam giới Thiên, Địa, Nhân.

Tác dụng của dâng hương có thể được chia làm hai loại, một là cầu khấn thần phật, hai là cúng bái quỷ thần âm giới. Nhưng cho dù là loại nào, thường khi dâng hương, người ta thường thắp một, ba, năm, bảy, chín nén hương, bởi vì số lẻ là số dương, tỏ lòng tôn trọng.


1. Một nén hương

Một nén hương còn được gọi là Bình An hương, thường là thờ cúng thần linh trong nhà. Chỉ cầu người nhà bình an, mọi việc thuận lợi, sáng tối mỗi ngày một nén hương là đủ.

2. Ba nén hương

Ba nén hương theo đạo Phật còn được gọi là Tam Bảo Hương. Cái gọi là Tam Bảo, chính là Phật, Pháp, Tăng, trong đó Pháp chính là kinh Phật, còn Tăng là người xuất gia.

Đạo giáo gọi ba nén hương là Tam Thanh Hương, trong đó Tam Thanh chính là Ngọc Thanh: Thiên tôn nguyên thủy, Thượng Thanh: Thiên tôn Linh Bảo, Thái Thanh: Thiên tôn Đạo Đức.

Ba nén hương có thể cắm nén hương ở giữa là hưởng chủ, gọi là hương Giáo chủ, hương bên trái gọi là hương Thanh Long, hương bên phải gọi là hương Bạch Hổ.

Ba nén hương có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.

3. Năm nén hương

Năm nén hương được gọi là Thiên Địa Ngũ Hành hương, gọi tắt là Âm Dương Ngũ Hành Hương. Có 2 cách cắm 5 nén hương, thứ nhất là sắp xếp theo năm phương, ở giữa là hương Giáo chủ, trái là hương Thanh Long, phải là hương Bạch Hổ, trước là hương Chu Tước, sau là hương Huyền Vũ. Cách cắm thứ hai là xếp theo hình chữ nhất theo chiều ngang, nén thứ nhất là hương Thanh Long, thứ hai là Bạch Hổ, thứ ba là Quan Khẩu, thứ tư là Hộ Pháp, thứ năm là Báo Mã.

Năm nén hương là cách mà các thầy pháp dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh.

4. Bảy nén hương

Bảy nén hương là Bắc Đẩu Thất Tinh hương, lần lượt gọi là Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành, Dao Quang. Bảy nén hương dùng để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không đến bất đắc dĩ không nên dùng hương này.

5. Chín nén hương

Chín nén hương được gọi là Cửu cửu liên hoàn hương, trên thông ba mươi ba Thiên, dưới đạt ba mươi ba Địa, trên mời Ngọc hoàng đại đế, dưới mời Thập điện Diêm vương. Đây là hương tín hiệu cầu cứu, nếu như bất đắc dĩ, không còn nơi nào cầu giúp đỡ, nhân lực không thể cứu vãn, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn. Chín nén hương thường được bày theo ba hàng ba cột.


LƯỢNG THIÊN XÍCH. St

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau. Ấy là Tuế đức là cương, Tuế đức hợp là nhu. Khi dùng có thể căn cứ vào nguyên tắc việc bên ngoài dùng cương, việc bên tron

PHÒNG NGỦ CÓ SÁT KHÍ CHIẾU ĐẾN SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CON CÁI

Việc bố trí phòng ngủ nói riêng cũng như nội thất của căn nhà nói chung khá phức tạp, nhất là những nhà có diện tích nhỏ hẹp hoặc có kiến trúc dạng ống, bởi trong lý luận phong thủy, bất kỳ căn nhà nào cũng có vượng khí, sinh khí, suy khí và sát khí chiếu đến từng vị trí cụ thể, việc bố trí nội thất cần phải dựa vào đó để giúp gia đạo an khang. Khi xét đến nội thất của căn nhà thì phòng ngủ được coi là vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tiền đồ của người nằm ngủ trong đó, vì vậy bố trí phòng ngủ cần phải tìm nơi khí sinh vượng, tránh nơi có sát khí chiếu đến. Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng học thuật phong thủy vào đời sống, chúng tôi đã gặp phải không ít trường hợp bố trí phòng ngủ sai với cách cục phong thủy, dẫn đến người nhà bệnh tật triền miên, việc thai sản cũng gặp khó khăn, điển hình là một gia đình sống tại phố Liễu Giai - Hà Nội. Ngôi nhà này xây dựng trong vận 8, tọa Quý hướng Đinh, kiêm Tý - Ngọ 5 độ, diễn số phong thủy như sau: Ngôi nhà có cách

Tử Vi Đẩu Số Thái Tuế Nhập Quái

Thái tuế nhập quái là cách xem do đại sư Tử Vân sáng lập. Cách xem này sử dụng yếu tố ngoại nhập vào lá số tử vi để đoán định. Thông tin ngoại nhập chính là địa chi. Anh tuổi gì ? tôi tuổi dog. Vậy là nạp chi Tuất vào xem. Có bốn tổ hợp tương tác: tuổi với tuổi, cung với tuổi, tuổi với cung và cung với cung.  Để tìm được yếu tố cung, bắt buộc phải có lá số trong tay. Nếu chỉ biết được tuổi của người đó thì không thể xem được theo phương pháp cung-cung. Còn trong dân gian thì hay hỏi ai đó tuổi gì, rồi đối chiếu với nhau. Như tuổi mão xung tuổi dậu. Cách xét tương tác tuổi với tuổi không sai, nhưng thô thiển. Nói cách khác, nếu lá số tử vi lập ra từ 5 yếu tố: năm tháng ngày giờ và giới tính. Thì cách lấy tuổi xét tương tác chỉ lấy địa chi của năm sinh, đương nhiên thô thiển. Cho nên mức độ chính xác có phần giới hạn. Quay lại cách xem thái tuế nhập quái của Tử Vân. Nói đơn giản là với lá số đó, thì khi nhập tuổi khác lên các cung, xét được tương tác của chủ nhân lá số với tuổi đó như th