Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2015

PHƯƠNG PHÁP ĐẶT ĐÁ HỢP PHONG THỦY

Phong thủy học có câu: "Sơn quản nhân đinh - Thủy quản tài lộc" để chỉ tầm quan trong của sơn (Phương tọa) và hướng của ngôi nhà, bởi vậy, khi xét đến sự vượng suy, các nhà Phong thủy đặc biệt coi trọng đến hai trường khí là "Đinh khí" và "Tài khí". "Đinh khí" là khí trường đại biểu cho phương tọa của nhà, quản về nhân đinh, sức khỏe của các thành viên trong nhà đó. "Đinh khí" vượng thì nhân đinh quần tụ, sức khỏe tốt, ít bệnh tật. "Đinh khí" suy thì nhân đinh hao tán, sức khỏe kém, bệnh tật khởi phát. Cho nên làm thế nào để "Đinh khí" đắc địa, vượng phát là điều rất quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ thành viên trong gia đình nên cần phải đặc biệt chú ý. Học thuyết Phong thủy phái Huyền Không chỉ ra rằng, trong bất kỳ nhà nào cũng có "Đinh khí" thịnh vượng chiếu đến ba phương vị. Những phương vị đó rất thích hợp đặt phòng ngủ, giường ngủ để hấp thu "Đinh khí", giúp sức khỏe của người ngủ ở đó được

KHÔNG GIAN - THỜI GIAN TRONG HỌC THUYẾT PHONG THỦY

Phong thủy học là một bộ môn nghiên cứu và dự trắc có tính quy luật dựa trên yếu tố không gian và thời gian. Vì vậy nếu chỉ chú trọng vào không gian sống, về bố cục nội thất, ngoại thất không thôi thì chưa đủ, cho nên cần phải tính đến yếu tố thời gian để định được thời kỳ thịnh - suy của trạch vận. Về lý thuyết, thời gian được sinh ra từ sự vận động của vũ trụ, là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của sự vật, sự kiện và khoảng kéo dài của chúng. Cho nên học thuyết Phong thủy rất coi trọng yếu tố thời gian khi xét đoán trạch vận của một ngôi nhà. Thời kỳ nào thịnh, thời kỳ nào suy, tất cả phải dựa vào bố cục không gian của ngôi nhà đó kết hợp với thời gian thì mới rõ được. Vậy Phong thủy học kết hợp hai yếu tố Không gian - Thời gian bằng cách nào? Để giải quyết vấn đề Không gian, Phong thủy học chia vòng tròn không gian 360 độ thành 8 hướng, mỗi hướng 45 độ, gồm: Đông, đông nam, nam, tây nam, tây, tây bắc, bắc, đông bắc. Trong tám hướng đó, mỗi hướng lại chia thành 3 cung, mỗi c

NGŨ HÀNH CỦA ĐÁ CÓ PHẢI DỰA TRÊN MÀU SẮC TỰ NHIÊN CỦA CHÚNG KHÔNG?

Hiện nay, có rất nhiều người coi trọng việc sử dụng đá quý hoặc bán quý. Ngoài tính chất trang sức ra, những loại đá này còn có tác dụng tốt cho vận thế của người dùng theo thuật Phong thủy. Nắm bắt tâm lý cũng như nhu cầu của người tiêu dùng, các cửa hàng bán đá Phong thủy đã nhanh chóng đưa ra các lý luận mà họ cho rằng để tính ngũ hành của các loại đá dựa trên màu sắc tự nhiên của chúng, qua đó sẽ tư vấn cho khách hàng dùng sao cho hợp mệnh. Vậy thực chất cách tính Ngũ hành dựa vào màu sắc của đá là đúng hay sai? Về cơ bản, tất cả các loại đá đều là tổ hợp có quy luật của các loại khoáng vật. Chúng tồn tại và gắn liền với đất, vì vậy học thuyết Ngũ hành xếp đá thuộc hành Thổ. Bất kỳ đá gì cũng vậy, từ đá thông thường đến đá bán quý, đá quý đều thuộc hành Thổ. Đặc tính Ngũ hành này không thay đổi dù chúng có mang màu sắc gì đi chăng nữa. Bởi vậy, không có chuyện đá màu xanh thuộc hành Mộc, đá màu đỏ thuộc hành Hỏa hay đá màu đen thuộc hành Thủy. Màu sắc của đá chỉ phản ánh tính chất

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ HÓA GIẢI THIÊN TRẢM SÁT

Thiên trảm sát là một loại sát khí giống như vết đao chém từ trên trời xuống với thế và lực rất mạnh, là một loại hình sát rất phổ biến trong phong thủy các công trình kiến trúc đô thị. Về hình thái, Thiên trảm sát được hình thành ở khe hẹp của hai tòa nhà hoặc ngõ hẹp nhưng hai bên đều có nhà cao xây sát nhau. Tại vị trí khe hẹp đó tạo thành một cổng hút khí rất mạnh. Nếu nhà bị khe hẹp này chiếu thẳng đến, dù là mặt trước, sau, hoặc hai bên hông nhà cũng đều hung hại cả. Phong thủy học gọi nhà đó bị phạm Thiên trảm sát. Với kiến trúc và quy hoạch đô thị hiện nay, chúng ta bắt gặp ngày càng nhiều hình dạng sát khí này, bởi chúng được tạo ra từ khe hở của nhà chung cư hoặc nhiều nhất là từ hai dãy nhà trên ngõ hẹp. Với những nhà phạm Thiên trảm sát, sẽ đặt biệt nguy hiểm nếu như gặp năm có sát khí Ngũ hoàng, Tuế phá, Thái tuế, Lực sĩ chiếu đến. Năm đó gia đạo tất nhiên sẽ rất bất an, sức khỏe sa sút, tài sản hao tán. Bởi vậy loại hình sát này không thể coi thường. Cách hóa giải thông d

TÀI KHÍ SUY GẦN 30 NĂM KHIẾN GIA ĐẠO KHÓ HƯNG VƯỢNG

Một ngôi nhà nhỏ tọa lạc tại quận Hai Bà Trưng - Hà Nội được xây dựng trong vận 7, đến vận 8 phá bỏ và xây dựng nhà mới trên nền đất cũ. Nhà tọa Ngọ hướng Tý, kiêm hướng. Vận 7 có diễn số phong thủy như sau: Ngôi nhà phạm thế cục Hỏa khanh, sơn thủy đảo nghịch nên bại cả đinh lẫn tài. Thêm vào đó cả hướng nhà và tọa sơn đều hợp thành cục Thương kiếm sát nên tài chính không những hao tán, nhân đinh không quần tụ mà còn dễ phát sinh các bệnh liên quan đến phổi và họng. Sau quả nhiên người nhà phản hồi lại, nói diễn biến đúng như trên. Mặc dù nhà gần chợ, việc buôn bán tất nhiên rất dễ dàng nhưng tiền bạc không có sự tích tụ, làm được bao nhiêu lại tiêu hết. Mẹ của chủ nhà cũng đã phát bệnh phổi. Đến năm 2008, nhà cũ được phá bỏ và xây dựng nhà mới trên nền đất cũ. Độ hướng vẫn như trên, diễn số phong thủy nhà mới như sau: Nhà mới này vẫn phạm phải cục thế Hỏa khanh, tài lộc và nhân đinh đều không phát, cụ thể. Hướng nhà không có tài khí chiếu đến nên tài chính hao tán, công việc không th

NHÀ Ở BỊ TRỰC XUNG VÀ CÁCH HÓA GIẢI

Theo phong thủy,  trực xung, là cửa chính ngôi nhà ở đối diện với con đường lớn, xưa gọi là “một mũi tên xuyên tim”, giống như một mũi tên xuyên qua nhà, có thể thấy đó là điều không cát lợi. Con đường trực xung nhà ở sẽ hình thành luồng khí thẳng, hơn nữa nó rất mãnh liệt, cứng, tốc độ nhanh. Nếu tốc độ luồng khí quá cao, giống như việc chúng ta đang đi trong miệng gió, căng thẳng đến nỗi nhắm tít cả mắt, che cả miệng, bịt cả đầu, lỗ chân lông co lại… cơ thể trong trạng thái không bình thường. Nếu nhà ở có con đường trực xung như vậy ví như một người cả ngày sống trong gió mạnh, lâu ngày sức khỏe sẽ có vấn đề. Nhìn theo quan điểm khoa học hiện đại, kỳ thực rất đơn giản, vì nhà ở đối diện với đường cái, tất cả các xe cộ đều chạy qua lại dễ gặp tai nạn, không an toàn về mặt giao thông, đương nhiên là điều không cát lợi. Điều đó có được xem là cấm kỵ của đường trực xung hay không còn tùy theo cách nhìn nhận có cùng quan điểm hay không. Có người cho rằng đường trực xung không chỉ là vấn đ