Chuyển đến nội dung chính

PHƯƠNG PHÁP ĐẶT ĐÁ HỢP PHONG THỦY

Phong thủy học có câu: "Sơn quản nhân đinh - Thủy quản tài lộc" để chỉ tầm quan trong của sơn (Phương tọa) và hướng của ngôi nhà, bởi vậy, khi xét đến sự vượng suy, các nhà Phong thủy đặc biệt coi trọng đến hai trường khí là "Đinh khí" và "Tài khí".



"Đinh khí" là khí trường đại biểu cho phương tọa của nhà, quản về nhân đinh, sức khỏe của các thành viên trong nhà đó. "Đinh khí" vượng thì nhân đinh quần tụ, sức khỏe tốt, ít bệnh tật. "Đinh khí" suy thì nhân đinh hao tán, sức khỏe kém, bệnh tật khởi phát. Cho nên làm thế nào để "Đinh khí" đắc địa, vượng phát là điều rất quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ thành viên trong gia đình nên cần phải đặc biệt chú ý.

Học thuyết Phong thủy phái Huyền Không chỉ ra rằng, trong bất kỳ nhà nào cũng có "Đinh khí" thịnh vượng chiếu đến ba phương vị. Những phương vị đó rất thích hợp đặt phòng ngủ, giường ngủ để hấp thu "Đinh khí", giúp sức khỏe của người ngủ ở đó được dồi dào. Nếu tại những phương vị trên không thích hợp đặt phòng ngủ, giường ngủ thì có thể bài trí bằng những tảng đá được mài trơn láng, nhẵn bóng, vừa mang tính chất trang trí, vừa có tác dụng giúp "Đinh khí" đắc địa, có lợi cho sức khỏe người sống trong nhà.

Đá thạch anh là lựa chọn số một cho việc tăng cường năng lượng và giúp thúc đẩy sự phát triển cả về thể chất cũng như tinh thần, vì vậy dùng đá thạch anh đặt tại nơi "Đinh khí" đắc địa sẽ có tác dụng rất lớn đối với các thành viên sống trong nhà, giúp sức khỏe được cải thiện, nhân đinh quần tụ hơn, hỗ trợ khả năng điều trị bệnh tật.

Thạch anh hồng
Phương pháp để tính toán các phương vị có "Đinh khí" chiếu đến theo Phong thủy Huyền Không khá phức tạp, vì vậy khuyên các bạn nên nhờ sự tư vấn của chuyên gia Phong thủy để đảm bảo tính chuẩn xác.

Với những ngôi nhà xây dựng từ năm 2004 đến nay, "Đinh khí" chiếu đến các phương vị khái lược sau:

Nhà hướng 0 và 15 độ, "Đinh khí" tại nam, đông bắc, tây

Nhà hướng 30 độ, "Đinh khí" tại tây nam, bắc, nam

Nhà hướng 45 và 60 độ, "Đinh khí" tại đông bắc, nam, bắc

Nhà hướng 75 độ, "Đinh khí" tại đông, đông nam, trung cung

Nhà hướng 90 và 105 độ, "Đinh khí" tại tây, tây bắc, trung cung

Nhà hướng 120 độ, "Đinh khí" tại đông nam, trung cung, tây bắc

Nhà hướng 135 và 150 độ, "Đinh khí" tại tây bắc, trung cung, đông nam

Nhà hướng 165 độ, "Đinh khí" tại bắc, nam, đông bắc

Nhà hướng 180 và 195 độ, "Đinh khí" tại nam, bắc, tây nam

Nhà hướng 210 độ, "Đinh khí" tại đông bắc, tây, tây bắc

Nhà hướng 225 và 240 độ, "Đinh khí" tại tây nam, đông, đông nam

Nhà hướng 255 độ, "Đinh khí" tại đông, tây nam, bắc

Nhà hướng 270 và 285 độ, "Đinh khí tại tây, đông bắc, nam

Nhà hướng 300 độ, "Đinh khí" tại tây bắc, tây, đông bắc

Nhà hướng 315 và 330 độ, "Đinh khí" tại đông nam, đông, tây nam.

Những tảng đá trang trí đó chỉ thích hợp đặt tại những nơi có "Đinh khí" thịnh vượng mới tốt cho sức khỏe. Nếu đặt nhầm vào những nơi "Đinh khí" thất vị thì sức khỏe suy giảm, Nếu đặt tại nơi "Tài khí" đắc địa thì hao tài. Bởi vậy người chơi đá phải lưu ý kẻo đặt nhầm phương vị dẫn đến lợi bất cập hại.



LƯỢNG THIÊN XÍCH


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau....

NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN CỦA KIM THẦN THẤT SÁT

Kim Thần Thất Sát được mô tả trong các sách cổ gồm có hai thuyết. Thuyết thứ nhất lấy bảy vị sao trong Nhị Thập Bát Tú là Giác, Cang, Khuê, Lâu, Ngưu, Quỷ, Tinh gọi là Kim Thần Thất Sát. Trong bảy vị sao trên có Cang Kim Long, Ngưu Kim Ngưu, Lâu Kim Cẩu, Quỷ Kim Dương đều thuộc hành Kim. Còn hai sao là Giác Mộc Giao và Khuê Mộc Lang đều thuộc hành Mộc. Sao Tinh Nhật Mã thuộc Thái Dương. Theo thuyết này, ta nhận thấy trong bảy ngôi sao đó, Bốn sao thuộc hành Kim, Hai sao thuộc hành Mộc. Và có hai cát tinh là Giác và Lâu, còn lại năm sao kia là hung. Riêng sao Giác chỉ xấu về việc sửa chữa mồ mả, còn về cưới gả và tu tạo nhà cửa thì lại rất tốt. Vậy tại sao người xưa lại xếp năm sao hành Kim và hai sao hành Mộc là Kim Thần Thất Sát? Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Còn việc gặp sao tốt thì dùng, sao xấu thì tránh là điều đương nhiên, dù nó không phải là Kim Thần Thất Sát cũng không dám dùng. Kim Thần Thất Sát Lập Thành. Thuyết thứ hai cũng...

LUẬN VỀ THIÊN KHÔI THIÊN VIỆT

Thiên Khôi, Thiên Việt còn có một tên gọi khác là Thiên Ất Quí Nhân. Những tên gọi này thường dùng trong khoa Tử Bình, ít nhất trong khoa Tử Vi. Cả hai chủ về khoa danh, nhưng còn nên hiểu thêm một ý nghĩa khác nữa như là cơ hội để cho khỏi bị bó hẹp. Nếu Xương Khúc chủ khoa danh rồi thì lại Khôi Việt cũng khoa danh thì ý nghĩa trở thành lẫn lộn. Thật ra cổ nhân có phân biệt, Xương Khúc thì thông minh tài trí, văn chương học vấn, còn Khôi Việt thì tạo đất dụng võ cho thông minh tài trí và văn chương học vấn. Thi cử Xương Khúc có lợi, nhưng ra làm việc Khôi Việt mới thuận. Có câu phú rằng: Khoa Quyền ngộ Khôi Việt dị thành công Xương Khúc hữu Âm Dương nhi đắc lực Nghĩa là Khoa Quyền được Khôi Việt dễ thành công hơn, và Xương Khúc gặp Nhật Nguyệt đắc lực hơn. Thiên Khôi đi theo đường chánh, Thiên Việt đi với dị lộ (dị lộ không phải là đường tà mà là đường khác người). Qua bảng thần thoại theo truyền thuyết Thiên Khôi cầm bút chu sa ghi tên những ai đăng khoa xuất sĩ. Bởi thế khi các sĩ t...