Chuyển đến nội dung chính

NGÀY TỐT THÁNG 9 ÂM LỊCH

Trong thời gian qua, có nhiều bạn gửi e-mail và gọi điện hỏi tôi trong tháng 9 âm lịch này có ngày nào tốt để triển khai các việc quan trọng, vậy tôi liệt kê những ngày tốt lành trong tháng này nhằm giúp các bạn có thêm thông tin và sự lựa chọn cho những việc khởi sự của mình.




NGÀY 11.9 (Ngày Nhâm Thân)

Ngày này ngũ hành nạp âm là Kiếm phong kim, trực Khai, có các cát tinh: Nguyệt không, Tứ tương, Vương nhật, Dịch mã, Thiên hậu, Thời dương, Sinh khí, Lục nghi, Kim thần, Trừ thần, Kim quỹ, Ô phệ.

Có các hung tinh: Yếm đối, Chiêu dao, Ngũ li.

Vì vậy thích hợp làm các việc cầu phúc, cầu tự, nhậm chức, nhập học, xuất hành, di chuyển, giải trừ, cắt tóc, mời thầy chữa bệnh, tu tạo động thổ, dựng cột gác xà, khai trương, nạp tài, mở kho xuất tiền hàng.

Kiêng các việc đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, kê giường, giao dịch, ký kết hợp đồng, chặt cây, săn bắn.

Ngày này không thích hợp cho người tuổi Dần, tuổi Bính và tuổi Mậu.

Giờ tốt: Thìn, Tị và Mùi.

NGÀY 15.9 (Ngày Bính Tý)

Ngày này ngũ hành nạp âm là Giáng hạ thủy, trực Mãn. Có các cát tinh: Thiên đức, Nguyệt đức, Thời đức, Dân nhật, Thiên vu, Phúc đức, Phổ hộ, Ô phệ.

Có các hung tinh: Tai sát, Thiên hỏa, Đại sát, Quy kị, Xúc thủy long, Thiên lao.

Vì vậy thích hợp làm các việc cúng tế, cầu phúc, cầu tự, nhận quyết định phong chức vị, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, tắm gội, tu tạo, động thổ, dựng cột gác xà, sửa kho, khai trương, ký kết hợp đồng, nạp tài, mở kho xuất tiền hàng, phá thổ, an táng, cải táng.

Kiêng các việc di chuyển, đi xa trở về, mời thầy chữa bệnh, săn bắn, đánh cá, đi thuyền.

Ngày này không thích hợp với người tuổi Ngọ, Nhâm, Canh.

Giờ tốt: Mão.

NGÀY 20.9 (Ngày Tân Tị) 

Ngày này ngũ hành nạp âm là Bạch lạp kim, trực Nguy. Có các cát tinh: Thiên đức hợp, Nguyệt đức hợp, Thiên ân, Âm đức, Bất tương, Tục thế, Minh đường.

Có các hung tinh: Du họa, Thiên tặc, Huyết kị, trùng nhật.

Vì vậy thích hợp làm các việc cúng tế, nhậm chức, họp thân hữu, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, di chuyển, kê giường, tu tạo, động thổ, dựng cột gác xà, gieo trồng, chăn nuôi, nạp gia súc.

Kiêng các việc cầu phúc, cầu tự, giải trừ, mời thầy chữa bệnh, châm cứu, sửa kho, nấu rượu, mở kho xuất tiền hàng, săn bắn, đánh cá.

Ngày này không thích hợp với người tuổi Hợi, Ất, Đinh, Kỷ.

Giờ tốt: Thìn, Mùi.

NGÀY 25.9 (Ngày Bính Tuất)

Ngày này ngũ hành nạp âm là Ốc thượng thổ, trực Kiến. Có các cát tinh: Thiên đức, Nguyệt đức, Mấu thương, Thủ nhật, Thiên mã.

Có các hung tinh: Nguyệt kiến, Tiểu thời, Thổ phù, Bạch hổ.

Vì vậy thích hợp làm các việc cúng tế, cầu phúc, cầu tự, họp thân hữu, xuất hành, nhậm chức, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, di chuyển, giải trừ, mời thầy chữa bệnh, dựng cột gác xà, nạp tài, chăn nuôi, nạp gia súc, an táng.

Kiêng các việc tu tạo động thổ, sửa kho, đào giếng, sửa tường, sửa tường, dỡ nhà phá tường, chặt cây, săn bắn, đánh cá, gieo trồng, phá thổ.

Ngày này không thích hợp với người tuổi Thìn, Nhâm, Canh.

Giờ tốt: Mão.


LƯỢNG THIÊN XÍCH

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau....

NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN CỦA KIM THẦN THẤT SÁT

Kim Thần Thất Sát được mô tả trong các sách cổ gồm có hai thuyết. Thuyết thứ nhất lấy bảy vị sao trong Nhị Thập Bát Tú là Giác, Cang, Khuê, Lâu, Ngưu, Quỷ, Tinh gọi là Kim Thần Thất Sát. Trong bảy vị sao trên có Cang Kim Long, Ngưu Kim Ngưu, Lâu Kim Cẩu, Quỷ Kim Dương đều thuộc hành Kim. Còn hai sao là Giác Mộc Giao và Khuê Mộc Lang đều thuộc hành Mộc. Sao Tinh Nhật Mã thuộc Thái Dương. Theo thuyết này, ta nhận thấy trong bảy ngôi sao đó, Bốn sao thuộc hành Kim, Hai sao thuộc hành Mộc. Và có hai cát tinh là Giác và Lâu, còn lại năm sao kia là hung. Riêng sao Giác chỉ xấu về việc sửa chữa mồ mả, còn về cưới gả và tu tạo nhà cửa thì lại rất tốt. Vậy tại sao người xưa lại xếp năm sao hành Kim và hai sao hành Mộc là Kim Thần Thất Sát? Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Còn việc gặp sao tốt thì dùng, sao xấu thì tránh là điều đương nhiên, dù nó không phải là Kim Thần Thất Sát cũng không dám dùng. Kim Thần Thất Sát Lập Thành. Thuyết thứ hai cũng...

LUẬN VỀ THIÊN KHÔI THIÊN VIỆT

Thiên Khôi, Thiên Việt còn có một tên gọi khác là Thiên Ất Quí Nhân. Những tên gọi này thường dùng trong khoa Tử Bình, ít nhất trong khoa Tử Vi. Cả hai chủ về khoa danh, nhưng còn nên hiểu thêm một ý nghĩa khác nữa như là cơ hội để cho khỏi bị bó hẹp. Nếu Xương Khúc chủ khoa danh rồi thì lại Khôi Việt cũng khoa danh thì ý nghĩa trở thành lẫn lộn. Thật ra cổ nhân có phân biệt, Xương Khúc thì thông minh tài trí, văn chương học vấn, còn Khôi Việt thì tạo đất dụng võ cho thông minh tài trí và văn chương học vấn. Thi cử Xương Khúc có lợi, nhưng ra làm việc Khôi Việt mới thuận. Có câu phú rằng: Khoa Quyền ngộ Khôi Việt dị thành công Xương Khúc hữu Âm Dương nhi đắc lực Nghĩa là Khoa Quyền được Khôi Việt dễ thành công hơn, và Xương Khúc gặp Nhật Nguyệt đắc lực hơn. Thiên Khôi đi theo đường chánh, Thiên Việt đi với dị lộ (dị lộ không phải là đường tà mà là đường khác người). Qua bảng thần thoại theo truyền thuyết Thiên Khôi cầm bút chu sa ghi tên những ai đăng khoa xuất sĩ. Bởi thế khi các sĩ t...