Chuyển đến nội dung chính

NGƯỜI NHÀ THƯỜNG XUYÊN BỊ TAI NẠN DO PHONG THỦY XẤU

Một ngôi nhà cấp bốn của hai vợ chồng trẻ tọa lạc tại huyện Thanh Trì - Hà Nội, xây dựng năm Đinh Hợi 2007, tọa Thân hướng Dần, có cục thế Tam ban xảo quái, tiếc rằng hình thế và bố cục căn nhà không hợp với vận khí nên bị sát của đảo nghịch long khởi lên. Đồ hình diễn số phong thủy và bố cục nhà như sau:




Ngôi nhà được xây dựng năm Đinh hợi 2007, năm này có sát tinh Ngũ Hoàng chiếu đến hướng nhà nên dễ gặp hung họa ngay từ khi thi công mà dân gian thường gọi là "Hạn làm nhà". Điều này đã được chủ nhà xác nhận, nói sau khi khởi công được vài tháng, lúc đó người vợ đang mang thai, và thai nhi đó bị chết lưu.

Do đặc thù sát tinh bài bố đến sơn và hướng nhà đều đắc cách, lại bị đường đi xung trực diện dẫn đến sát tinh bị kích động mạnh nên gia đạo không hưng vượng. Tài chính hao tán, sức khỏe suy yếu, dễ bị tai nạn hoặc bạo bệnh khởi phát. Vấn đề này cũng được chủ nhà xác nhận. Gần 8 năm sống tại đây, mặc dù cả hai vợ chồng đều có công việc ổn định, nhưng tài chính lúc nào cũng trong tình trạng khó khăn, sức khỏe kém, đặc biệt thường xuyên bị tai nạn. Có năm chủ nhà bị hai lần tai nạn giao thông, hậu quả rất nghiêm trọng. Những vấn đề trên đều do sát khí Ngũ Hoàng - Nhị Hắc ở sơn và hướng nhà gây ra cả.

Nội thất bố trí cũng hoàn toàn bất lợi, đó là bàn thờ quay về hướng đông bắc, nơi sát khí chiếu đến. Hai phòng ngủ nằm tại trung cung, cũng là nơi sát khí bài bố tới. Bếp lò đặt tại góc tây nam, tương sinh cho sát khí, miệng bếp quay vào cửa WC. Với bố cục nội thất và vận khí của ngôi nhà này nếu không có sự điều chỉnh hợp lý, chắc chắn sẽ còn phải gặp nhiều tai ương, gia đạo không thể hưng vượng được.


LƯỢNG THIÊN XÍCH

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau....

NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN CỦA KIM THẦN THẤT SÁT

Kim Thần Thất Sát được mô tả trong các sách cổ gồm có hai thuyết. Thuyết thứ nhất lấy bảy vị sao trong Nhị Thập Bát Tú là Giác, Cang, Khuê, Lâu, Ngưu, Quỷ, Tinh gọi là Kim Thần Thất Sát. Trong bảy vị sao trên có Cang Kim Long, Ngưu Kim Ngưu, Lâu Kim Cẩu, Quỷ Kim Dương đều thuộc hành Kim. Còn hai sao là Giác Mộc Giao và Khuê Mộc Lang đều thuộc hành Mộc. Sao Tinh Nhật Mã thuộc Thái Dương. Theo thuyết này, ta nhận thấy trong bảy ngôi sao đó, Bốn sao thuộc hành Kim, Hai sao thuộc hành Mộc. Và có hai cát tinh là Giác và Lâu, còn lại năm sao kia là hung. Riêng sao Giác chỉ xấu về việc sửa chữa mồ mả, còn về cưới gả và tu tạo nhà cửa thì lại rất tốt. Vậy tại sao người xưa lại xếp năm sao hành Kim và hai sao hành Mộc là Kim Thần Thất Sát? Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Còn việc gặp sao tốt thì dùng, sao xấu thì tránh là điều đương nhiên, dù nó không phải là Kim Thần Thất Sát cũng không dám dùng. Kim Thần Thất Sát Lập Thành. Thuyết thứ hai cũng...

LUẬN VỀ THIÊN KHÔI THIÊN VIỆT

Thiên Khôi, Thiên Việt còn có một tên gọi khác là Thiên Ất Quí Nhân. Những tên gọi này thường dùng trong khoa Tử Bình, ít nhất trong khoa Tử Vi. Cả hai chủ về khoa danh, nhưng còn nên hiểu thêm một ý nghĩa khác nữa như là cơ hội để cho khỏi bị bó hẹp. Nếu Xương Khúc chủ khoa danh rồi thì lại Khôi Việt cũng khoa danh thì ý nghĩa trở thành lẫn lộn. Thật ra cổ nhân có phân biệt, Xương Khúc thì thông minh tài trí, văn chương học vấn, còn Khôi Việt thì tạo đất dụng võ cho thông minh tài trí và văn chương học vấn. Thi cử Xương Khúc có lợi, nhưng ra làm việc Khôi Việt mới thuận. Có câu phú rằng: Khoa Quyền ngộ Khôi Việt dị thành công Xương Khúc hữu Âm Dương nhi đắc lực Nghĩa là Khoa Quyền được Khôi Việt dễ thành công hơn, và Xương Khúc gặp Nhật Nguyệt đắc lực hơn. Thiên Khôi đi theo đường chánh, Thiên Việt đi với dị lộ (dị lộ không phải là đường tà mà là đường khác người). Qua bảng thần thoại theo truyền thuyết Thiên Khôi cầm bút chu sa ghi tên những ai đăng khoa xuất sĩ. Bởi thế khi các sĩ t...