Chuyển đến nội dung chính

Góc nhìn phong thủy trùng tang là gì?


Theo cách hiểu dân gian “trùng tang” là trường hợp người chết “phạm” phải năm hoặc tháng hoặc giờ xấu do đó linh hồn không siêu thoát nên cứ quanh quẩn trong nhà trở thành “trùng” (có khái niệm cho rằng là “âm binh”) rồi lần lượt “bắt” theo từng người thân trong dòng tộc.

Thực ra, từ trước tới nay, chưa bao giờ có một định nghĩa chính thống về “trùng tang” mà chỉ dựa trên hiện tượng rồi đúc kết thành quan niệm. Ngay cả, Phật pháp cũng không định nghĩa về hiện tượng này, mặc dù đây là “hồn cốt” của thế giới tâm linh. Theo cách hiểu dân gian “trùng tang” là trường hợp người chết “phạm” phải năm hoặc tháng hoặc giờ xấu do đó linh hồn không siêu thoát nên cứ quanh quẩn trong nhà trở thành “trùng” (có khái niệm cho rằng là “âm binh”) rồi lần lượt “bắt” theo từng người thân trong dòng tộc.

Nhưng phải trong 3 năm liền xảy ra liên tiếp những cái chết của những người trong cùng dòng tộc mới coi là “trùng tang”. Còn nếu không thì không phải. Có rất nhiều người nhầm lẫn điều này nên thấy trong gia tộc có nhiều người mất nhưng không phải trong 3 năm liên tiếp vẫn nhận là bị “trùng tang”.

Cách tính “trùng tang” theo “Phật pháp bách vấn” thì như thế này: Đối với những người tuổi thân, tý, thìn nếu mất vào một trong bất kể ngày hoặc tháng, năm, giờ tỵ thì coi là bị mất vào ngày trùng tang, còn được gọi là ngày “kiếp sát”. Tức là những tuổi đó “kỵ tỵ”. Mà đã ‘kỵ tỵ” thì những người tuổi thân, tý, thìn càng không được an táng vào ngày tỵ. Tương tự cách tính ấy, tuổi dần, tuất, ngọ kỵ hợi; tuổi tỵ, dậu, sửu kỵ dần; Hợi, mão, mùi kỵ thân. Tiện ích tính tự động trùng tang liên táng tại đây

Còn cách tính ngày trùng là chẳng hạn, ngày dần, tháng dần, năm dần, hay ngày thân, tháng thân, năm thân… cũng được gọi là ngày “trùng”. Ngày “trùng” này không tính riêng cho một tuổi nào mà bất kỳ người tuổi nào mất vào ngày “trùng” cũng “kỵ”.

Sách “Tam giáo chính hội” còn nói đến cách tính “trùng tang” cổ xưa là phải tính theo niên, nguyệt, nhật, thời (năm, tháng, ngày, giờ) thì mới biết người quá cố có “trùng tang” hay không. Theo cách tính đó thì những người mất ở tuổi (âm lịch): 10, 13, 16, 19, 22, (cứ cộng thêm 3) thì sẽ bị “trùng tang”. Hoặc những người tuổi tý, ngọ, mão, dậu nếu mất vào một trong các năm tuổi ấy, cũng coi là “trùng tang”…

“Lực siêu nhiên” hay tình cờ?
Tuy nhiên, việc “trùng tang” có thật hay không hay chỉ là sự ngẫu nhiên tình cờ?

Mặc dù là thế giới tâm linh đầy huyền bí và cũng có hẳn cách tính ngày “trùng tang” nhưng Phật giáo lại quan niệm về “trùng tang” như thế này: Sống chết là chuyện thường niên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định, có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ mất cũng như chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác…”.

Trên cơ sở khoa học, GS.VS Đào Vọng Đức, PGS.TS Hà Vĩnh Tân, những nhà vật lý thuộc Hội Vật lý Việt Nam cũng đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu về vấn đề này đã lý giải theo cách của mình.

Mà cách lý giải ấy rất giống với những kiến giải của cố GS Nguyễn Hoàng Phương - nhà vật lý học nổi tiếng - từng giải thích hiện tượng “trùng tang” theo lý thuyết sóng điện từ và trường năng lượng: “Trong mối quan hệ giữa người chết bị “trùng tang” và người bị “trùng bắt” không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số khác nhau nhiều nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (tần số này là bội số của tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống”.

Còn TS Đỗ Kiên Cường, một người rất am hiểu về những khả năng tiềm ẩn của con người, về những cái gọi là “thế lực siêu nhiên”… đồng thời là tác giả của rất nhiều bài viết lý giải về vấn đề này dưới góc độ khoa học cho rằng: “Trùng tang” đơn giản chỉ là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Trong đó, bản chất của sự trùng hợp là luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê. Định luật này đơn giản có thể hiểu là: “Với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra”.

Như vậy, với những cách giải thích trên đây, mặc dù chưa có cách giải thích nào có thể chứng minh theo kiểu “tai nghe mắt thấy” nhưng rõ ràng “trùng tang” chỉ là một quan niệm “siêu thực”, xuất phát và tồn tại trong tín ngưỡng, thế giới tâm linh của con người. Và khi đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian, thế giới tâm linh của con người thì nhận định như nhà văn hóa Trần Lâm Biền “cần gì phải biết đúng - sai; thực - hư mà cứ để nó như vậy. Duy chỉ có điều không được khoác lên nó, thêu dệt xung quanh nó màu sắc mê tín dị đoan”.

Còn cách “hóa giải” trùng tang như Phật giáo khuyên: “Vì là tập tục đã ăn sâu vào tâm thức mọi người nên trong tinh thần phương tiên, nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phúc hồi hướng cho hương linh. Đây mới là những điều cần làm để “âm dương lưỡng lợi” theo quan điểm của Phật giáo”.

Còn để “trấn an” tinh thần của những người còn sống, dân gian có cách “giải” trùng tang là: dùng các vị thần sa, chu sa, sương luật, địa liền… cho vào một cái túi rồi đặt trong quan tài người chết. Hoặc có thể dùng bộ linh phù để gối đầu người đã khuất, dán lên ngực, hoặc lót dưới quan tài… Bộ linh phù này được biết ở chùa Hàm Long, Bắc Ninh có bộ ván in khắc phù giải đã có mấy trăm năm nay. Người dân có thể đến đây nhờ các sư thầy tư vấn mà không nên lập đàn tế lễ tốn kém, gây hoang mang cho người còn sống…

Theo Tùng An

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau....

NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN CỦA KIM THẦN THẤT SÁT

Kim Thần Thất Sát được mô tả trong các sách cổ gồm có hai thuyết. Thuyết thứ nhất lấy bảy vị sao trong Nhị Thập Bát Tú là Giác, Cang, Khuê, Lâu, Ngưu, Quỷ, Tinh gọi là Kim Thần Thất Sát. Trong bảy vị sao trên có Cang Kim Long, Ngưu Kim Ngưu, Lâu Kim Cẩu, Quỷ Kim Dương đều thuộc hành Kim. Còn hai sao là Giác Mộc Giao và Khuê Mộc Lang đều thuộc hành Mộc. Sao Tinh Nhật Mã thuộc Thái Dương. Theo thuyết này, ta nhận thấy trong bảy ngôi sao đó, Bốn sao thuộc hành Kim, Hai sao thuộc hành Mộc. Và có hai cát tinh là Giác và Lâu, còn lại năm sao kia là hung. Riêng sao Giác chỉ xấu về việc sửa chữa mồ mả, còn về cưới gả và tu tạo nhà cửa thì lại rất tốt. Vậy tại sao người xưa lại xếp năm sao hành Kim và hai sao hành Mộc là Kim Thần Thất Sát? Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Còn việc gặp sao tốt thì dùng, sao xấu thì tránh là điều đương nhiên, dù nó không phải là Kim Thần Thất Sát cũng không dám dùng. Kim Thần Thất Sát Lập Thành. Thuyết thứ hai cũng...

Bình giảng lá số tử vi trọn đời cho một vị nữ 1987

Nhân sanh Đinh tự biến thành Du Gia thất tiền tài thường đảo lộn Thiến niên lao khổ uổng công phu Trung vận trùng lại phú đắc vinh   Tạm dịch: Chữ Đinh biến thành chữ Du Số nhỏ bịnh tật ốm đau thường thường Lắm lần tai nạn thảm thương Nhờ có hồng phước Phật Trời chở che Lớn lên thông tuệ khác thường Có quyền, có chức, có tài tự nhiên Có chí sáng tác mọi ngành Có tài có đức cầm quyền điểm binh Xét xem qua số nợ duyên Trai đôi ba vợ gái thì truân chuyên Nết na đức hạnh dung hoà Nhưng mà cũng chịu vui buồn chiều mai Cho hay căn số tự trời Duyên đầu lỡ dở hiệp hòa duyên sau Có căn tích thiện tu nhân Tuổi già chung hưởng lộc tài ấm no Âm Nữ Tuổi Đinh Mão ,Chiều Âm Dương Thuận Lý, Mệnh An Tại Mão , Thân An Tại Tị    Lá số có cách cục Mệnh Vô Chính Diệu hội Nhị Không, Mệnh an tại cung Mão nằm trong tam hợp cục địa chi Hợi Mão Mùi có ngũ hành là Mộc cục đương số có tuổi Đinh Mão cùng thuộc tam hợp cục là Mộc cục nên tính chất ngũ hành tam hợp cục Mệnh tương sinh cho ngũ hành tam ...