Chuyển đến nội dung chính

La bàn Kỳ Châm Bát Pháp - Thất Châm Bát Pháp


La bàn có nhiều vòng khác nhau, có vòng thì phối bát quái, âm dương, ngũ hành, đối với khí trường thì cảm ứng chỉ bắc đối nam rất nhạy, Thánh Hiền xưa chiếu theo thiên trì mà làm việc, lấy đó mà suy luận sự phát sinh biến hóa của khí trường, tức là Kỳ Châm Bát Pháp`.
1.Đường Châm:
Khi kim cứ lay động không yên, không quy về trung tuyến. Đoán rằng nơi đó có quái thạch sâu bên dưới, ở đó tất có họa, nếu kim tại Tốn Tỵ Bính vị mà bồng bềnh, thì rất dễ phía dưới 9 thước có vật dụng xưa, ở đó dễ xuất người nam nữ tửu sắc, thầy bà, cô quả bần hàn.
2.Đoái Châm:
Đầu châm bỗng ngóc lên, cũng gọi là phù châm, đó là vì âm khí giới nhập, nếu chẳng phải tổ tiên nhà đó cũng là, phúc thần hộ pháp.
3.Trầm Châm:
Đầu châm bỗng hạ xuống, đó là do âm khí giới nhập, đó là âm mà không ác âm, cũng là oan hồn uổng tử, hoặc chết không bình thường, là do họ cảm mà ra như vậy.
4.Chuyển Châm:
Chỉ châm chuyển mà không dừng. Ác âm giới nhập, đó là khí oán hận liên tục không dừng, ở đó tất gặp tai họa.
5.Đầu Châm:
Chỉ châm nửa nổi nửa chìm, hoặc nửa nổi mà không đến đỉnh, chìm cũng không đến đáy. Dưới đất có mộ phần, ở đó tất hay khóc nhiều, nên đề phòng quan tư khẩu thiệt.
6.Nghịch Châm:
Châm quy trung tuyến nhưng không thuận, hoặc châm tà phi. Đất đó tất xuất hiện người ngỗ nghịch, bại cả người lẫn tiền bạc, phong thủy nói không được.
7.Trắc Châm:
Châm mà dừng yên tĩnh, nhưng không quy về trung tuyến. Đất đó vốn là Thần Đàn Cổ Tháp, nhà ở không được.
8.Chính Châm:
Không dị dạng, không nghiêng không lệch, đất đó là đất chính thường, đất đó có thể đắn đo châm chước mà dùng.
Kỳ Châm Bát Pháp là giải thích rõ ràng các lực khí quái dị, nên Phong Thủy Địa Sư khi thăm khám đất không thể không biết.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
THẤT CHÂM BÁT PHÁP
Bạn dùng la kinh, bạn đã biết "Thất châm bát pháp" chưa? "Kỳ châm bát pháp"chỉ là phụ nhé!
Sau đây lão "hủ nho" này xin được giới thiệu đến các bạn, còn nội dung thì xin khất ạ.
THẤTCHÂM
-Nhất đường, nhị đoái, tam khi.
-Tứ thám, ngũ một, lục toại, thất trắc.
BÁT PHÁP
-Thanh bàn pháp
-Thác bàn pháp
-Cách sơn chiếu pháp
-Thánh mễ chưởng bàn pháp
-Tỵ tà pháp
-Phòng sư pháp
-Xuất sát pháp
-Thất tinh truy nguyệt pháp
Xung quanh cái la kinh cũng còn nhiều điều bí ẩn và thú vị phải không bạn?
"LA KINH TẠI THỦ, VẠN SỰ VÔ ƯU"
Bạn nghe thấy bao giờ chưa?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau....

NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN CỦA KIM THẦN THẤT SÁT

Kim Thần Thất Sát được mô tả trong các sách cổ gồm có hai thuyết. Thuyết thứ nhất lấy bảy vị sao trong Nhị Thập Bát Tú là Giác, Cang, Khuê, Lâu, Ngưu, Quỷ, Tinh gọi là Kim Thần Thất Sát. Trong bảy vị sao trên có Cang Kim Long, Ngưu Kim Ngưu, Lâu Kim Cẩu, Quỷ Kim Dương đều thuộc hành Kim. Còn hai sao là Giác Mộc Giao và Khuê Mộc Lang đều thuộc hành Mộc. Sao Tinh Nhật Mã thuộc Thái Dương. Theo thuyết này, ta nhận thấy trong bảy ngôi sao đó, Bốn sao thuộc hành Kim, Hai sao thuộc hành Mộc. Và có hai cát tinh là Giác và Lâu, còn lại năm sao kia là hung. Riêng sao Giác chỉ xấu về việc sửa chữa mồ mả, còn về cưới gả và tu tạo nhà cửa thì lại rất tốt. Vậy tại sao người xưa lại xếp năm sao hành Kim và hai sao hành Mộc là Kim Thần Thất Sát? Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Còn việc gặp sao tốt thì dùng, sao xấu thì tránh là điều đương nhiên, dù nó không phải là Kim Thần Thất Sát cũng không dám dùng. Kim Thần Thất Sát Lập Thành. Thuyết thứ hai cũng...

LUẬN VỀ THIÊN KHÔI THIÊN VIỆT

Thiên Khôi, Thiên Việt còn có một tên gọi khác là Thiên Ất Quí Nhân. Những tên gọi này thường dùng trong khoa Tử Bình, ít nhất trong khoa Tử Vi. Cả hai chủ về khoa danh, nhưng còn nên hiểu thêm một ý nghĩa khác nữa như là cơ hội để cho khỏi bị bó hẹp. Nếu Xương Khúc chủ khoa danh rồi thì lại Khôi Việt cũng khoa danh thì ý nghĩa trở thành lẫn lộn. Thật ra cổ nhân có phân biệt, Xương Khúc thì thông minh tài trí, văn chương học vấn, còn Khôi Việt thì tạo đất dụng võ cho thông minh tài trí và văn chương học vấn. Thi cử Xương Khúc có lợi, nhưng ra làm việc Khôi Việt mới thuận. Có câu phú rằng: Khoa Quyền ngộ Khôi Việt dị thành công Xương Khúc hữu Âm Dương nhi đắc lực Nghĩa là Khoa Quyền được Khôi Việt dễ thành công hơn, và Xương Khúc gặp Nhật Nguyệt đắc lực hơn. Thiên Khôi đi theo đường chánh, Thiên Việt đi với dị lộ (dị lộ không phải là đường tà mà là đường khác người). Qua bảng thần thoại theo truyền thuyết Thiên Khôi cầm bút chu sa ghi tên những ai đăng khoa xuất sĩ. Bởi thế khi các sĩ t...