Có câu "Thần tranh nhất lô hương ... Nhân tranh nhất khẩu Khí" cho thấy tầm quan trọng của Môn Khẩu (Cửa - Miệng) ... Ngôi nhà nếu nhìn như một Linh Vật sống thì cửa chính là nơi xuất nạp Khí tựa như mũi và miệng của con người ! Phong Thủy trăm Kinh vạn Quyển cuối cùng ở một chữ Khí, xuất khí nạp khí lại chính ở chữ Môn. Trong Kiến Trúc cổ đại phương Đông đặc biệt coi trọng Môn (Cửa) và Hộ (Cửa phụ) ... Phong Thủy và Kiến Trúc xưa xử lý vấn đề nạp Khí, tàng Khí, xuất Khí (Đưa vào, trữ lại, thoát ra) đều dựa vào Môn và Hộ ... Về nguyên tắc, Nhà bao giờ cũng phải có đủ Môn và Hộ, Môn là cửa vào chính, to lớn, có hai cánh, Nạp nhiều hơn Xuất; Hộ là cửa hậu phía sau, một cánh và bắt buộc phải nhỏ hơn Môn chức năng chủ yếu là thoát Khí.
Trình Tự Nạp Khí theo Phong Thủy như sau, Cửa Lớn (Môn) bắt buộc phải có Khí Nạp vào, dù Tốt hay Xấu (Do không còn lựa chọn nào khác) theo Lý Khí vẫn phải có Khí Nạp vào, sau đó tùy theo Lý Khí là xấu hay Tốt người ta sử dụng các phương pháp để điều chỉnh Hóa Sát Tăng Cát cho dòng Khí đi vào nhà, sau khi Khí đã vào Nhà nó phải được tập trung tại một chỗ (Minh Đường - Phòng Khách, Giếng Trời, Sân ...) chỗ được thường được gọi là Nội Minh Đường, sau đó tùy theo từng vị trí từng, công năng, người dùng mà Khí được phân bổ nạp vào các không gian khác nhau, tiếp đến dòng Khí di chuyển xuống phía cuối nhà và thoát ra từ Hộ (Cửa nhỏ 1 cánh ) và vị trí của Hộ thường nằm ở chỗ Khí xấu bắt buộc phải thoát ra. Ngày nay ở kiến trúc đô thị do tận dụng diện tích để xây dựng nên Hộ (Cửa Sau) không còn được coi trọng, có lúc chỉ cần thoát thì lại làm quá to thành ra Môn, Hộ như nhau cả hai cùng Nạp khiến Khí trong nhà xấu tốt hỗn tạp thành ra là Xấu. Không có thoát thì nạp cũng bị hạn chế, việc dẫn Khí cũng hầu như để "Tự Nhiên Nhi Nhiên" ...
Nhận xét
Đăng nhận xét