Chuyển đến nội dung chính

Sử dụng la bàn trong Phong thủy (Phần 1)


La bàn với kim chỉ Nam của nó là một công cụ giúp phân biệt phương hướng cho những chuyến tàu vượt ra ngoài biển khơi, giúp con người có được định hướng rõ ràng trong đường đi nước bước. Trong khoa Phong thủy, việc xác định phương vị là khâu đầu tiên và quan trọng để có thể có được những luận đoán chính xác. Vì vậy, việc nắm rõ về đặc điểm và hiểu biết chính xác về cách sử dụng la bàn trong Phong thủy là tối quan trọng trong thực hành Phong thủy.

1. Lịch sử phát triển của La bàn

La bàn với nhiều tên gọi khác nhau như La Kinh, La Kính, Kinh Bàn, Tý Ngọ Bàn, Châm Bàn vốn là một vật dụng khá quen thuộc trong đời sống đồng thời cũng là một công cụ không thể thiếu trong thực hành Phong thủy xưa và nay.

Sử sách ghi lại La bàn thuần túy là một phát minh của người Trung Hoa cổ đại cách đây khoảng 2000 năm. La bàn từ những dạng đơn giản ban đầu đến dạng phức tạp nhiều tầng nhiều lớp như ngày nay là cả một quá trình phát triển không chỉ vì kỹ thuật mà chứa đựng cả sự kết tinh của nền triết học phương Đông, của Dịch lý, Thiên văn. Vì vậy hiểu được về chiếc la bàn sẽ hiểu phần nào về kho kiến thức đồ sộ mà cổ nhân để lại.

Trong tiếng Hán, la có nghĩa là mạng lưới còn bàn có nghĩa là mặt đĩa. Ở giữa la bàn có kim nam châm. Kim nam châm của la bàn luôn chỉ về hướng Bắc (sau này chiếc la bàn sử dụng trong Phong thủy, còn gọi là la kinh, kim nam châm luôn chỉ về hướng nam) toàn bộ la bàn có vòng tròn trị số là 360 độ.

Theo những nguồn Cổ thư và kết quả nghiên cứu Khảo cổ học, người Trung Hoa cổ đại đã sớm tìm ra đặc tính chỉ hướng của kim nam châm từ tính, từ thời Chiến Quốc (403-221 TCN) đã bắt đầu sử dụng một loại la bàn dùng để bói toán gọi là Ty nam với kim lam châm hình dạng giống như muỗng canh. Trải qua quá trình phát triển, la bàn dần được cải tiến cả về hình thức và số vòng trên mâm bàn. La bàn từ chỗ ban đầu chỉ dùng để bói toán đã trở thành một dụng cụ hữu ích trong xác định phương hướng, đến thời Minh- Thanh, nó đã trở thành một vật không thể thiếu trong việc đi biển và đặc biệt la bàn đã xuất hiện thêm nhiều vòng mới, đã trở thành vật “trước thuật Phong thủy”, làm cho Phong thủy có những biến đổi phức tạp.

La bàn dùng trong Phong thủy thường gọi là La kinh với nhiều vòng phân độ dày sít, ít thì vài vòng, nhiều thì hàng mười mấy vòng, rất phức tạp mà chỉ có những chuyên gia nghiên cứu lâu năm mới có thể hiểu hết được ý nghĩa của nó.

2. Cách sử dụng La bàn

Các chuyên gia Phong thủy ngoài thẩm định thế cục diện luôn dùng la bàn xác định rõ phương hướng và phương vị tọa lạc của công trình.

Tọa hướng kiến trúc có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng hoàn cảnh cư trú.Việc lựa chọn tọa hướng kiến trúc liên quan đến điều kiện khí hậu, hoàn cảnh địa lý, tình hình đất dùng xây dựng…tức là phải suy nghĩ tổng hợp. Trong Phong thủy, yếu tố tọa hướng đóng vai trò như một nguồn thông tin đầu vào của một bài toán. Nếu như phán đoán sai tọa hướng thì sẽ sai tất cả. Vì vậy, việc thành thục những kỹ thuật sử dụng la bàn, la kinh để xác định phương hướng là hết sức quan trọng. Trước hết, cần phải hiều được một vài nguyên tắc sau:

Thứ nhất, khi dùng la bàn để đo phương hướng, là nhìn từ hướng chính diện bức tường nhà để quyết định vị trí ngôi nhà, nói một cách đơn giản, mặt cửa tòa nhà hướng ra đường lớn gọi là “hướng”, ngược lại mặt quay lưng với tường gọi là “tọa”.

Thứ hai, khi đo la bàn cần tránh đứng gần các vật làm bằng sắt thép nhiều từ tính sẽ làm sai lệch kim La bàn. Các công trình thời nay thường dùng nhiều bê tông cốt thép hoặc khối lượng sắt thép quá nhiều (đặc biệt là các căn hộ chung cư hay các tòa cao ốc) sẽ ảnh hưởng đến từ tính của kim la bàn. Vì vậy, nếu muốn biết phương vị chính xác của ngôi nhà thì nên ra ngoài cửa tòa nhà dùng la bàn để đo đạc tại nhiều địa điểm khác nhau.

Để xác định hướng, trước hết phải xác định được tâm nhà, trục nhà, sau đó đặt la kinh ở một vị trí đảm bảo không có từ tính, sau đó đặt La kinh song song với trục nhà, xoay mặt la kinh sao cho kim la kinh chỉ đúng 180 độ. Dựa vào chỉ số trên la kinh ta có thể đoán được ngôi nhà có độ số là bao nhiêu.

3. Cấu tạo của La kinh

La kinh là từ ghép của từ La bàn( từ la) và các quẻ, các độ số trong Kinh dịch (từ kinh). La kinh cấu tạo thường với phần giữa là la bàn còn các vòng chữ viết đồng tâm là các chữ và kí hiệu theo ngôn ngữ Kinh dịch. La kinh chính là phương tiện dùng trong việc tác nghiệp thuật phong thủy



La kinh gồm nhiều loại các nhau. Chủ yếu do sự phong phú của các trường phái học thuật trong Phong thủy như phái Bát quái, phái Ngũ Hành, phái Kỳ môn độn giáp, phái Tam hợp, phái Huyền không phi tinh, phái Bát trạch. La kinh cũng có sự biến đổi theo vùng miền như ở La kinh ở Hồng Công, Đài Loan sẽ không giống như la kinh ở Quảng Đông hay Quảng Tây hay ở Việt Nam.

Theo thời gian La kinh biến đổi từ đơn giản đến phức tạp, từ mức độ đơn giản khi chỉ có 5,6 vòng cơ bản. Phức tạp hơn có những La kinh với số vòng lên tới 36 tầng, thậm chí là 54 tầng bao gồm không chỉ những kiến thức thuần túy phong thủy mà còn ứng dụng trong thiên văn để coi thời tiết dùng cho nông nghiệp.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau. Ấy là Tuế đức là cương, Tuế đức hợp là nhu. Khi dùng có thể căn cứ vào nguyên tắc việc bên ngoài dùng cương, việc bên tron

PHÒNG NGỦ CÓ SÁT KHÍ CHIẾU ĐẾN SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CON CÁI

Việc bố trí phòng ngủ nói riêng cũng như nội thất của căn nhà nói chung khá phức tạp, nhất là những nhà có diện tích nhỏ hẹp hoặc có kiến trúc dạng ống, bởi trong lý luận phong thủy, bất kỳ căn nhà nào cũng có vượng khí, sinh khí, suy khí và sát khí chiếu đến từng vị trí cụ thể, việc bố trí nội thất cần phải dựa vào đó để giúp gia đạo an khang. Khi xét đến nội thất của căn nhà thì phòng ngủ được coi là vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tiền đồ của người nằm ngủ trong đó, vì vậy bố trí phòng ngủ cần phải tìm nơi khí sinh vượng, tránh nơi có sát khí chiếu đến. Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng học thuật phong thủy vào đời sống, chúng tôi đã gặp phải không ít trường hợp bố trí phòng ngủ sai với cách cục phong thủy, dẫn đến người nhà bệnh tật triền miên, việc thai sản cũng gặp khó khăn, điển hình là một gia đình sống tại phố Liễu Giai - Hà Nội. Ngôi nhà này xây dựng trong vận 8, tọa Quý hướng Đinh, kiêm Tý - Ngọ 5 độ, diễn số phong thủy như sau: Ngôi nhà có cách

Tử Vi Đẩu Số Thái Tuế Nhập Quái

Thái tuế nhập quái là cách xem do đại sư Tử Vân sáng lập. Cách xem này sử dụng yếu tố ngoại nhập vào lá số tử vi để đoán định. Thông tin ngoại nhập chính là địa chi. Anh tuổi gì ? tôi tuổi dog. Vậy là nạp chi Tuất vào xem. Có bốn tổ hợp tương tác: tuổi với tuổi, cung với tuổi, tuổi với cung và cung với cung.  Để tìm được yếu tố cung, bắt buộc phải có lá số trong tay. Nếu chỉ biết được tuổi của người đó thì không thể xem được theo phương pháp cung-cung. Còn trong dân gian thì hay hỏi ai đó tuổi gì, rồi đối chiếu với nhau. Như tuổi mão xung tuổi dậu. Cách xét tương tác tuổi với tuổi không sai, nhưng thô thiển. Nói cách khác, nếu lá số tử vi lập ra từ 5 yếu tố: năm tháng ngày giờ và giới tính. Thì cách lấy tuổi xét tương tác chỉ lấy địa chi của năm sinh, đương nhiên thô thiển. Cho nên mức độ chính xác có phần giới hạn. Quay lại cách xem thái tuế nhập quái của Tử Vân. Nói đơn giản là với lá số đó, thì khi nhập tuổi khác lên các cung, xét được tương tác của chủ nhân lá số với tuổi đó như th