Mỗi vùng miền, mỗi thời kì các nhau sự ứng dụng La kinh cũng khác nhau. Đơn giản nhất là vòng La kinh thứ nhất gồm 8 quẻ Hậu Thiên Bát quái. Một số La kinh có thể tàng ẩn vòng này do hầu hết các Phong thủy gia nắm vòng này trong lòng bàn tay.
4. Ứng dụng La kinh trong thuật Phong thủy
Phức tạp hơn và được sử dụng khá phổ biến là vòng phân 24 sơn hướng trong Phong thủy, khi đó bàn 360 độ sẽ phân thành 24 cung, mỗi cung quản 15 độ với việc kết hợp nạp cả Thiên can, Địa chi, Bát quái trong vòng tròn này. Cụ thể khi đó 12 Điạ chi là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi kết hợp với 8 Thiên can là Nhâm, Quí, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, cùng với 4 Quẻ trong bát quái là: Càn, Khôn, Cấn, Tốn.
Đi sâu hơn, các nhà Phong thủy học cao cấp chia nhỏ tiếp 360 độ tương ứng 60 múi còn gọi là 60 Long thấu địa, 60 Long mạch doanh súc. Hoặc chia tiếp thành 72 múi với tên gọi là 72 long mạch xuyên sơn. Mỗi vòng này có sự ứng dụng khác nhau. Tinh vi hơn, cổ nhân còn chia nhỏ La kinh tới mức 120 cung và 240 cung để phân cát hung rõ hơn cho các tuyến vị trên la bàn Phong thủy này.
Hình 1: La Bàn Huyền Không
Không chỉ dừng lại ở cấp độ phân chi tiết, các nhà Phong thủy học với các quan điểm Phong thủy khác nhau cũng đưa những cái tôi riêng vào trong La kinh. Như phái Huyền không học đưa thêm các độ số chi tiết của các cung kiêm hướng, phái Tam hợp đưa thêm những kiến thức về nạp giáp nảy sinh các vòng này, phái Dịch Phong thủy đưa 64 quẻ qui nạp vào trong các tầng của La kinh. Đi xa hơn, phái này đưa thêm 6 hào trong quẻ dịch vào và phân La kinh ra thành 384 cung với độ số cát hung khác nhau.
Ở Việt Nam, xu hướng cá nhân hóa, trường phái hóa La kinh cũng đã manh nha xuất hiện. Nhiều nhà Phong thủy tự chế tạo riêng cho mình dụng cụ khi tác nghiệp. Đã có những doanh nghiệp bắt tay vào nghiên cứu chế tác dụng cụ này cho người Việt. Hiện ở Việt nam đã có những La kinh rất đáng tin cậy và có chất lượng tốt do người Việt sản xuất. Điển hình nhất là La kinh tiếng Việt của thành viên Lái đò, một người nghiên cứu nhiều năm về Phong thủy.
5. Giới thiệu vài ứng dụng chi tiết trong la bàn Tam hợp
Trong La kinh Tam hợp có tới 3 vòng 24 sơn, tên gọi và vị trí cũng như cách dùng có sự khác nhau. 24 sơn vòng trong là chính châm địa bàn, 24 sơn vòng giữa là trung châm nhân bàn, 24 sơn vòng ngoài là phùng châm thiên bàn.
Trục Tý Ngọ trong chính châm chỉ đường Tý Ngọ, tức là một đầu chỉ về hướng chính nam 180 độ, đầu kia chỉ chính bắc 0 độ. Trục Tý Ngọ trong nhân bàn hợp thành 7.5 độ với vị trí Tý Ngọ của địa bàn thiên về phía sau theo chiều kim đồng hồ. Còn trong Phùng châm thiên bàn thì lệch so với Chính châm địa bàn 1 góc 7,5 độ nhưng thiên về phía trước theo chiều kim đồng hồ.
Chính châm địa bàn được người xưa cho là lấy theo phương vị địa từ, lấy địa từ trường làm căn cứ. Chính châm ứng dụng rất phổ biến để xác định điểm tọa lạc của kiến trúc, phương hướng trong kiến trúc .
Trung châm có thuyết cho rằng chỉ phương vị sao bắc cực, lấy sao bắc cực làm căn cứ. Tầng này chủ yếu để phán đoán hoàn cảnh của các kiến trúc lân cận nhưng thiên về vật tĩnh và đặc như địa ốc, núi non, rừng cây.
Phùng châm thiên bàn được cổ nhân cho là chỉ phương vị của ánh mặt trời, lấy mặt trời làm căn cứ. Tầng này dùng để phân tích các vật, ngoại cảnh mang tính động như dòng chảy, sông hồ, từ đó phân định cát hung.
La bàn trong Phong thủy là một dụng cụ thật cần thiết và tưởng chừng như không thể thiếu đối với tác nghiệp Phong thủy. Có nhiều câu hỏi lý thú đặt ra khi nghiên cứu mô hình kiến trúc hay công trình mà vì nhiều lý do không thể tìm được hướng hay phương vị. Ví dụ như trên những chiếc tàu thủy mỗi năm đi biền biệt không dừng cố định chẳng hạn. Lý do này khiến việc phân định hướng hay phương vị tọa lạc coi như bất khả thi. Những cá nhân trong những công trình kiến trúc đó khi sống lâu năm sẽ ảnh hưởng Phong thủy tới đâu? Việc định cát hung theo Phong thủy tưởng chừng như quá khó ?!
Tuy thế, thiếu đi La bàn, không rõ phương vị của kiến trúc, người làm Phong thủy cũng vẫn có những phương án để tìm hiểu về chất và lượng của đối tượng nghiên cứu. Khi đó những kiến thức Phong thủy về hình thể và cấu trúc của đối tượng lại được vật dụng triệt để mà xem nhẹ những tinh tế và phức tạp của Phong thủy về lý khí.
Nhận xét
Đăng nhận xét