Chuyển đến nội dung chính

Tử vi đẩu số Thiên Diêu trong bộ Hình Diêu


Nhắc đến Thiên Hình không thể không nhắc tới sao tam hợp là Thiên Diêu. Bộ Hình Diêu Y luôn tam hợp với nhau nên tạo thành một bố cục riêng, đóng tại cung nào mang ý nghĩa cho ngay chính bản cung, từ đó gây tác động cho hai cung còn lại. Việc xét tam hợp có như bản cung có là không hợp lí. Thực ra là sự tác động liên quan tới nhau khác với bản chất của cung. Như Mệnh có Thiên Diêu khác với cung Quan Lộc có Thiên Diêu. Mệnh có Thiên Diêu là cách bản thân có dâm tính trong trường hợp bình thường, nhưng cung Quan Lộc có Thiên Diêu tức cung Mệnh có sao Thiên Hình thường chủ đứng đắn. Nhưng không phải tuyệt đối là như trên, khi mà Thiên Hình và Thiên Diêu tam hợp nhưng ý nghĩa tương đối trái ngược nhau. Trong hai trường hợp Mệnh tạo đều tồn tại cả hai tính cách, trong trường hợp mệnh có Thiên Hình, Quan Lộc có Thiên Diêu một tính cách ngay trong tư tưởng thường trực là sự gò bó, nghiêm khắc của Thiên Hình nhưng khi liên quan đến công danh, địa vị có thể mù quáng, sai lầm vì Thiên Diêu chủ mù quáng. Các sao đóng tại cung nào mang ý nghĩa chuyển hóa tại cung đó. Như việc "Thiên Diêu cư Tài họa đổ sinh ương". Khi đó việc tác động lẫn nhau giữa Hình và Diêu liên tục trong ba thứ quan trọng của Mệnh. Vì vậy mới thường hay đề cập tại tam hợp cũng như của Mệnh, cách gộp này cúng có lợi khiến việc xem được tổng quan. Như việc cung Tài có Hình, cung Mệnh có Kỵ, ba cung Tài Quan Mệnh liên hệ chặt chẽ với nhau hình thành bộ Kỵ Hình, tuy nhiên không xấu bằng cả hai sao Kỵ Hình ngay tại cung Mệnh. Mỗi cung đi với Chính Tinh riêng nên tác động ngay với Chính Tinh để thay đổi tính chất bộ sao. Các chính tinh phối hợp với nhau thành bộ rất chặt chẽ như Sát Phá Tham, Tử Vũ Liêm, Âm Lương,... nếu một sao bị tác động xấu gây xấu đến toàn bộ cách cục. Tuy nhiên nếu không cần luận sâu thì có thể coi đa phần trường hợp tam hợp cũng thuộc Mệnh để luận cát hung. Trong các trường hợp thường đề cập tới cách Thiên Diêu cư Hợi chủ minh mẫn.
" Diêu tại Hợi vi minh mẫn".
Khi Thiên Diêu cư tại Hợi tức Thiên Hình cư tại Mùi cung. Câu phú này chỉ nhắc tới Thiên Diêu tức tại vị trí này Thiên Diêu tốt hơn. Trong Tử vi các cung trong lá số đều tác động thuộc tính ngũ hành lại tới Chính Tinh và Phụ Tinh, tuy nhiên nhiều người lợi dụng để giải thích nhăng cuội, có người giải thích trường hợp này là do cung Hợi là cung thuộc Thủy, Thiên Diêu thuộc Mộc là Thủy sinh Mộc nên tốt là không có căn cứ. Đa phần các câu phú thường chỉ đến một trường hợp khá cụ thể do gia cát tinh nên luận là hay. Thiên Diêu cư Hợi nằm trong bố cục nào đó mới luận là tốt. Tuy nhiên cái quan trọng là Thiên Diêu đi với sao nào, chỉ cần xem tổ hợp các Chính Tinh và bàng tinh đã mất nhiều công sức, và tác động cũng rõ rệt hơn vì ý nghĩa của sao ăn vào tính cách. Thiên Diêu khi xấu là tin tưởng mù quáng, là sao chủ dâm tối, lang chạ, là ưa rượu chè, hút sách. Khi tốt đẹp tượng là hoa sen, là thuần khiết, trong trắng, được ngưỡng mộ vì vẻ đẹp thanh thoát. Thiên Diêu có thêm Phượng Các thì tăng đặc tính tốt, ngộ Kỵ và dâm tinh tăng khuyết điểm.
" Hạn phùng  Cơ Diêu vô phu nan tự khởi cô miên".
Thiên Cơ ngộ Thiên Diêu tăng khuyết điểm, chủ dâm dật mà đầu óc ngu tối, kém thông minh, chủ bại tinh cần Triệt hoặc Khoa để giảm khuyết điểm tăng sức sáng của Thiên Hình nếu không gặp lại kiến Sát Kỵ , khi đó Hình biến hóa tượng chủ sát phạt dẫn đến tai họa, khí lực điều hậu tại Thận không giữ mà tâm cuồng loạn, hỏa vượng, dễ bị trầm cảm, có xu hướng tự sát khi đáo hạn xấu nếu có thêm Kỵ hoặc Hỏa Linh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA TUẾ ĐỨC HỢP

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Tuế đức hợp, đúng là can ngũ hợp với Tuế đức. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm  Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Vì vậy, Tuế đức thuộc dương, Tuế đức hợp thuộc âm". Xét Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát, chỉ có nghi, không có kị. Như vậy, cặn kẽ suy ra nghĩa của nó có chia ra cương, nhu riêng biệt. Tuế đức không cần hỏi là năm dương hay năm âm đều là thời cương, Tuế đức hợp không cần hỏi năm âm hay năm dương đều là thời nhu. Việc bên ngoài lấy cương, việc bên trong lấy nhu, đó là ghi chép từ thời cổ. (1) Tuyển trạch gia tuy chưa luận tới như thế, khi dùng có thể lấy ý mà thông vậy. Thích ý Tuế đức với Tuế đức hợp đều thuộc về thượng cát thần, chỉ có nghi, không có kị. Nhưng hai cái đó thì cương nhu không giống nhau....

NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN CỦA KIM THẦN THẤT SÁT

Kim Thần Thất Sát được mô tả trong các sách cổ gồm có hai thuyết. Thuyết thứ nhất lấy bảy vị sao trong Nhị Thập Bát Tú là Giác, Cang, Khuê, Lâu, Ngưu, Quỷ, Tinh gọi là Kim Thần Thất Sát. Trong bảy vị sao trên có Cang Kim Long, Ngưu Kim Ngưu, Lâu Kim Cẩu, Quỷ Kim Dương đều thuộc hành Kim. Còn hai sao là Giác Mộc Giao và Khuê Mộc Lang đều thuộc hành Mộc. Sao Tinh Nhật Mã thuộc Thái Dương. Theo thuyết này, ta nhận thấy trong bảy ngôi sao đó, Bốn sao thuộc hành Kim, Hai sao thuộc hành Mộc. Và có hai cát tinh là Giác và Lâu, còn lại năm sao kia là hung. Riêng sao Giác chỉ xấu về việc sửa chữa mồ mả, còn về cưới gả và tu tạo nhà cửa thì lại rất tốt. Vậy tại sao người xưa lại xếp năm sao hành Kim và hai sao hành Mộc là Kim Thần Thất Sát? Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Còn việc gặp sao tốt thì dùng, sao xấu thì tránh là điều đương nhiên, dù nó không phải là Kim Thần Thất Sát cũng không dám dùng. Kim Thần Thất Sát Lập Thành. Thuyết thứ hai cũng...

LUẬN VỀ THIÊN KHÔI THIÊN VIỆT

Thiên Khôi, Thiên Việt còn có một tên gọi khác là Thiên Ất Quí Nhân. Những tên gọi này thường dùng trong khoa Tử Bình, ít nhất trong khoa Tử Vi. Cả hai chủ về khoa danh, nhưng còn nên hiểu thêm một ý nghĩa khác nữa như là cơ hội để cho khỏi bị bó hẹp. Nếu Xương Khúc chủ khoa danh rồi thì lại Khôi Việt cũng khoa danh thì ý nghĩa trở thành lẫn lộn. Thật ra cổ nhân có phân biệt, Xương Khúc thì thông minh tài trí, văn chương học vấn, còn Khôi Việt thì tạo đất dụng võ cho thông minh tài trí và văn chương học vấn. Thi cử Xương Khúc có lợi, nhưng ra làm việc Khôi Việt mới thuận. Có câu phú rằng: Khoa Quyền ngộ Khôi Việt dị thành công Xương Khúc hữu Âm Dương nhi đắc lực Nghĩa là Khoa Quyền được Khôi Việt dễ thành công hơn, và Xương Khúc gặp Nhật Nguyệt đắc lực hơn. Thiên Khôi đi theo đường chánh, Thiên Việt đi với dị lộ (dị lộ không phải là đường tà mà là đường khác người). Qua bảng thần thoại theo truyền thuyết Thiên Khôi cầm bút chu sa ghi tên những ai đăng khoa xuất sĩ. Bởi thế khi các sĩ t...